Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi cá, trồng lúa chui trên đất quy hoạch

Nuôi cá, trồng lúa chui trên đất quy hoạch
Ngày đăng: 16/10/2015

Tiếc đất bỏ hoang

Theo ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Chủ tịch Hội ND xã Phước Kiển (Nhà Bè), một số nơi dọc trên đường Nguyễn Hữu Thọ được quy hoạch thành khu đô thị của thành phố, hiện đã trở thành ao cá bởi những nông dân tiếc đất quy hoạch bỏ hoang lâu ngày.

 

Ông Lâm Thành Tâm – nông dân nuôi cá “chui” ở Nhà Bè đang cho cá ăn.

Ông Sáu Tâm (Lâm Thành Tâm) ở ấp 3, Phước Kiển, hiện là chủ 3 ao cá ven đường Nguyễn Hữu Thọ, cho biết ông quê ở Cần Thơ.

Năm 1999, huyện Nhà Bè triển khai xây dựng đường Nguyễn Hữu Thọ, ông là quản lý đội công nhân làm vỉa hè.

“Khi đó, tui thấy đất ở đây bỏ hoang rất nhiều, nên có ý định nếu có cơ hội sẽ đào ao nuôi cá”- ông Sáu Tâm nói.

Năm 2003, khi về làm quản lý đội công nhân xây dựng khu đô thị Phú Mỹ Hưng, thấy một số nhà hàng bỏ cơm thừa khá nhiều, ông Sáu Tâm lại nôn nóng việc nuôi cá.

Từ đây, ông bỏ hẳn việc làm công nhân cầu đường và chuyển sang đào ao nuôi cá tại ấp 3 xã Phước Kiển.

Đầu tiên, ông bỏ ra 40 triệu đồng thuê xe đào một cái ao rộng 4.000m2 nuôi cá trên cánh đồng dừa nước bạt ngàn, rồi đi xin cơm thừa canh cặn từ các nhà hàng về nuôi cá tra.

Sau những đợt thu hoạch cá, ông dành dụm tiền lời và đào thêm những ao nuôi cá khác.

Có thời điểm, ao nuôi cá của ông Sáu Tâm nằm liên tiếp dài gần 1km bên đường Nguyễn Hữu Thọ.

Giờ ông chỉ còn 4 ao cá, với diện tích mặt nước gần 2ha nuôi cá tra, cá dồ đém, cá rô phi đơn tính...

“Tui đào ao nuôi cá mà chẳng mất đồng thuê đất nào.

Chính quyền địa phương thấy tui thật thà, chí thú làm ăn nên ủng hộ.

Hiện mỗi năm doanh thu từ các ao cá được gần 200 triệu đồng” - ông Sáu Tâm cho biết.

Tại xã Phước Kiển, còn có bà Hương, ông Sáu Cá… cũng tận dụng đất quy hoạch bỏ hoang để nuôi cá.

Bà Hương có gần 2ha mặt nước (đất quy hoạch đô thị thành phố), còn ông Sáu Cá có hơn 1ha mặt nước nuôi cá (đất quy hoạch là khu dân cư Thái Sơn 2)…

Trên khu đất quy hoạch để thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Tân Phú Trung (xã Tân Phú Trung, Củ Chi), anh Hoàng Minh Lành đang lúi cúi san lấp mặt ruộng chuẩn bị cho vụ lúa mới.

Khoảng chục năm trước, hơn 100ha đất trồng lúa ở đây đã được thành phố quy hoạch.

Tuy nhiên, thấy đất quy hoạch rồi bỏ hoang nhiều năm, một số ND, trong đó có anh Lành, đã bỏ vốn đầu tư trồng lúa.

“Đất tôi trước cũng ở đây, nhưng sau khi thành phố quy hoạch, giải tỏa, đền bù cho dân thì lại bỏ hoang.

Tiếc đất, chúng tôi lại rủ nhau bỏ vốn đầu tư trồng lúa” - anh Lành nói.

Rủi  ro chực chờ…

Việc ND tiếc đất quy hoạch bỏ hoang nên đầu tư sản xuất quả là tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là gần đây thị trường địa ốc ở thành phố đang có tín hiệu hồi sinh, việc thành phố thu hồi đất để triển khai các dự án đang hiển hiện.

Theo bà Lại Thị Mỹ Hương – Phó Chủ tịch UBND xã Phước Kiển, trước khi đầu tư sản xuất, chính quyền địa phương đã khuyến cáo khi nào thành phố thu hồi đất thì ND phải trả lại và không được đòi hỏi đền bù, hỗ trợ bất cứ điều gì. 

Ông Sáu Tâm cho biết ông đã đầu tư hơn 300 triệu đồng vào việc đào ao nuôi cá: “Tui biết, với tình hình này thì sớm muộn gì thành phố cũng lấy lại đất.

Tui đang định chuyển đi nơi khác nuôi cá tiếp”.

Ông Sáu Tâm  đang dự định sẽ trả lại đất và về khu đất quy hoạch sân golf tại huyện Nhà Bè tiếp tục đào ao nuôi cá “chui”.

Trong khi đó, tại khu vực cánh đồng hoang thuộc xã Đông Thạnh (Hóc Môn), có dự án khu dân cư 18ha do Công ty Xây dựng Thương mại kinh doanh nhà Thành Phát làm chủ đầu tư, hơn chục năm quy hoạch đến nay vẫn bỏ hoang.

Một số hộ dân nhận tiền đền bù đã di dời, những hộ chưa nhận tiền thì ở lại cầm cự trồng lúa.

“Nếu khu đất bị thu hồi, một số hộ trồng lúa “chui” sẽ mất tiền đầu tư vào ruộng đất” - một người làm lúa ở đây thừa nhận. 

Việc ND tiếc đất quy hoạch bỏ hoang nên đầu tư sản xuất quả là tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là gần đây thị trường địa ốc ở thành phố đang có tín hiệu hồi sinh, việc thành phố thu hồi đất để triển khai các dự án đang hiển hiện.

  


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu

Chạch Lấu là loài cá nước ngọt có thân mầu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục... Ở nước ta, loại cá này có nhiều tên gọi khác nhau: chạch lấu, chạch bông (Nam Bộ); chạch chấu, chạch làn (Trung Bộ và Bắc Bộ). Trước đây, giống cá chạch lấu chủ yếu đánh bắt ngoài thiên nhiên.

12/11/2014
Hiệu Quả Chuyển Đổi Sản Xuất Theo Mô Hình Lúa + Cá Trên Vùng Ngập Lũ Hậu Mỹ Bắc A (Tiền Giang) Hiệu Quả Chuyển Đổi Sản Xuất Theo Mô Hình Lúa + Cá Trên Vùng Ngập Lũ Hậu Mỹ Bắc A (Tiền Giang)

Thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất theo hướng "chung sống với lũ" trong giai đoạn 2011 - 2015, Tiền Giang triển khai Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất theo mô hình lúa + cá tại xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè nằm đầu nguồn sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang có tổng nguồn vốn khoảng 25 tỉ đồng trên qui mô 100 ha.

12/11/2014
Thanh Niên Lập Nghiệp Với Nghề Nuôi Chim Cút Thanh Niên Lập Nghiệp Với Nghề Nuôi Chim Cút

Xuất thân từ một gia đình không mấy khá giả, sống chủ yếu bằng nghề làm thuê, nhưng với sự nỗ lực vươn lên, Huỳnh Ngọc Yến (sinh năm 1988, ngụ ấp An Hòa, xã An Hòa, Châu Thành) đã trở thành gương thanh niên làm kinh tế giỏi, với thu nhập ổn định từ nghề nuôi chim cút.

12/11/2014
Mô Hình Nuôi Gà Tiên Yên Sinh Sản Mô Hình Nuôi Gà Tiên Yên Sinh Sản

Đây là mô hình thuộc dự án Khuyến nông trung ương “Chăn nuôi gà sinh sản an toàn sinh học trong nông hộ”. Theo đánh giá của cán bộ khuyến nông và bà con nông dân, mô hình này cho hiệu quả kinh tế khá cao.

12/11/2014
Đáng Tiếc Cho Vụ Gừng Đầu Tiên Đáng Tiếc Cho Vụ Gừng Đầu Tiên

Cây gừng tại xã Đồng Chum được triển khai trồng thuộc tiểu hợp phần hỗ trợ sản xuất - kinh doanh của dự án giảm nghèo huyện Đà Bắc. Năm 2014 là năm đầu tiên cây gừng được trồng thí điểm tại xã Đồng Chum với tổng diện tích thực hiện 41,5 ha (đạt 100% kế hoạch). 264 hộ gia đình tham gia dự án chia thành 11 nhóm với tổng mức đầu tư 3,3 tỷ đồng; trong đó, dự án giảm nghèo hỗ trợ 1,9 tỷ đồng, người dân đóng góp 1,4 tỷ đồng.

12/11/2014