Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi cá, trồng lúa chui trên đất quy hoạch

Nuôi cá, trồng lúa chui trên đất quy hoạch
Publish date: Friday. October 16th, 2015

Tiếc đất bỏ hoang

Theo ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Chủ tịch Hội ND xã Phước Kiển (Nhà Bè), một số nơi dọc trên đường Nguyễn Hữu Thọ được quy hoạch thành khu đô thị của thành phố, hiện đã trở thành ao cá bởi những nông dân tiếc đất quy hoạch bỏ hoang lâu ngày.

 

Ông Lâm Thành Tâm – nông dân nuôi cá “chui” ở Nhà Bè đang cho cá ăn.

Ông Sáu Tâm (Lâm Thành Tâm) ở ấp 3, Phước Kiển, hiện là chủ 3 ao cá ven đường Nguyễn Hữu Thọ, cho biết ông quê ở Cần Thơ.

Năm 1999, huyện Nhà Bè triển khai xây dựng đường Nguyễn Hữu Thọ, ông là quản lý đội công nhân làm vỉa hè.

“Khi đó, tui thấy đất ở đây bỏ hoang rất nhiều, nên có ý định nếu có cơ hội sẽ đào ao nuôi cá”- ông Sáu Tâm nói.

Năm 2003, khi về làm quản lý đội công nhân xây dựng khu đô thị Phú Mỹ Hưng, thấy một số nhà hàng bỏ cơm thừa khá nhiều, ông Sáu Tâm lại nôn nóng việc nuôi cá.

Từ đây, ông bỏ hẳn việc làm công nhân cầu đường và chuyển sang đào ao nuôi cá tại ấp 3 xã Phước Kiển.

Đầu tiên, ông bỏ ra 40 triệu đồng thuê xe đào một cái ao rộng 4.000m2 nuôi cá trên cánh đồng dừa nước bạt ngàn, rồi đi xin cơm thừa canh cặn từ các nhà hàng về nuôi cá tra.

Sau những đợt thu hoạch cá, ông dành dụm tiền lời và đào thêm những ao nuôi cá khác.

Có thời điểm, ao nuôi cá của ông Sáu Tâm nằm liên tiếp dài gần 1km bên đường Nguyễn Hữu Thọ.

Giờ ông chỉ còn 4 ao cá, với diện tích mặt nước gần 2ha nuôi cá tra, cá dồ đém, cá rô phi đơn tính...

“Tui đào ao nuôi cá mà chẳng mất đồng thuê đất nào.

Chính quyền địa phương thấy tui thật thà, chí thú làm ăn nên ủng hộ.

Hiện mỗi năm doanh thu từ các ao cá được gần 200 triệu đồng” - ông Sáu Tâm cho biết.

Tại xã Phước Kiển, còn có bà Hương, ông Sáu Cá… cũng tận dụng đất quy hoạch bỏ hoang để nuôi cá.

Bà Hương có gần 2ha mặt nước (đất quy hoạch đô thị thành phố), còn ông Sáu Cá có hơn 1ha mặt nước nuôi cá (đất quy hoạch là khu dân cư Thái Sơn 2)…

Trên khu đất quy hoạch để thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Tân Phú Trung (xã Tân Phú Trung, Củ Chi), anh Hoàng Minh Lành đang lúi cúi san lấp mặt ruộng chuẩn bị cho vụ lúa mới.

Khoảng chục năm trước, hơn 100ha đất trồng lúa ở đây đã được thành phố quy hoạch.

Tuy nhiên, thấy đất quy hoạch rồi bỏ hoang nhiều năm, một số ND, trong đó có anh Lành, đã bỏ vốn đầu tư trồng lúa.

“Đất tôi trước cũng ở đây, nhưng sau khi thành phố quy hoạch, giải tỏa, đền bù cho dân thì lại bỏ hoang.

Tiếc đất, chúng tôi lại rủ nhau bỏ vốn đầu tư trồng lúa” - anh Lành nói.

Rủi  ro chực chờ…

Việc ND tiếc đất quy hoạch bỏ hoang nên đầu tư sản xuất quả là tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là gần đây thị trường địa ốc ở thành phố đang có tín hiệu hồi sinh, việc thành phố thu hồi đất để triển khai các dự án đang hiển hiện.

Theo bà Lại Thị Mỹ Hương – Phó Chủ tịch UBND xã Phước Kiển, trước khi đầu tư sản xuất, chính quyền địa phương đã khuyến cáo khi nào thành phố thu hồi đất thì ND phải trả lại và không được đòi hỏi đền bù, hỗ trợ bất cứ điều gì. 

Ông Sáu Tâm cho biết ông đã đầu tư hơn 300 triệu đồng vào việc đào ao nuôi cá: “Tui biết, với tình hình này thì sớm muộn gì thành phố cũng lấy lại đất.

Tui đang định chuyển đi nơi khác nuôi cá tiếp”.

Ông Sáu Tâm  đang dự định sẽ trả lại đất và về khu đất quy hoạch sân golf tại huyện Nhà Bè tiếp tục đào ao nuôi cá “chui”.

Trong khi đó, tại khu vực cánh đồng hoang thuộc xã Đông Thạnh (Hóc Môn), có dự án khu dân cư 18ha do Công ty Xây dựng Thương mại kinh doanh nhà Thành Phát làm chủ đầu tư, hơn chục năm quy hoạch đến nay vẫn bỏ hoang.

Một số hộ dân nhận tiền đền bù đã di dời, những hộ chưa nhận tiền thì ở lại cầm cự trồng lúa.

“Nếu khu đất bị thu hồi, một số hộ trồng lúa “chui” sẽ mất tiền đầu tư vào ruộng đất” - một người làm lúa ở đây thừa nhận. 

Việc ND tiếc đất quy hoạch bỏ hoang nên đầu tư sản xuất quả là tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là gần đây thị trường địa ốc ở thành phố đang có tín hiệu hồi sinh, việc thành phố thu hồi đất để triển khai các dự án đang hiển hiện.

  


Related news

Sản Xuất Thành Công Giống Lúa Siêu Chịu Mặn Sản Xuất Thành Công Giống Lúa Siêu Chịu Mặn

Chiều 23-10, Bí thư Huyện ủy Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, Võ Văn Út cho biết đã chuyển giao sản xuất thành công hơn 270 ha lúa siêu chịu mặn trên “cánh đồng chó ngáp” của huyện vốn xưa nay bỏ hoang hóa.

Wednesday. October 24th, 2012
Thu Nhập Hơn 100 Triệu Đồng Từ Mít Thái Lá Bàng Ở Đồng Nai Thu Nhập Hơn 100 Triệu Đồng Từ Mít Thái Lá Bàng Ở Đồng Nai

Hưởng ứng phong trào “Thanh niên lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo”, anh Đỗ Thanh Long ngụ ở ấp Trung Hiếu, xã Xuân Trường (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Wednesday. October 31st, 2012
Xuất Khẩu Ớt Trở Lại Thị Trường EU Xuất Khẩu Ớt Trở Lại Thị Trường EU

Đây là một trong năm loại rau của VN gồm húng quế, cần tây, ngò gai, khổ qua và ớt (các loại) mà Cục Bảo vệ thực vật tạm ngưng cấp phép xuất khẩu sang EU kể từ ngày 7-5 vừa qua

Thursday. November 8th, 2012
Xây Dựng Mô Hình Chăn Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Trên Địa Bàn Huyện Ba Tri (Bến Tre) Xây Dựng Mô Hình Chăn Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Trên Địa Bàn Huyện Ba Tri (Bến Tre)

Trong những năm gần đây, tình hình dịch cúm gia cầm bùng phát nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường. Ba Tri là một trong những điểm nóng xảy ra dịch cúm của tỉnh Bến Tre.

Tuesday. November 13th, 2012
Bỏ “Chuột” Để Nuôi Ếch Bỏ “Chuột” Để Nuôi Ếch

Bước vào trại nuôi ếch của Nguyễn Thế Khoa (38 tuổi) ở ấp Tân Quới, xã Tân Hòa, TP.Vĩnh Long (Vĩnh Long) đã nghe dàn “đồng ca” miền quê vang um.

Friday. November 30th, 2012