Hiệu Quả Mô Hình Đội Chuyên Khâu Theo Nước Ở Phương Hải
Đến Phương Hải (Ninh Hải) khi bà con đang bước vào vụ thu hoạch lúa hè-thu, chúng tôi phải ra tận giữa cánh đồng Cây Trôm mới tìm gặp được lão nông Nguyễn Giới, Đội trưởng Đội chuyên khâu theo nước của xã Phương Hải. Ông cho biết, đang vào vụ gặt nhưng mấy hôm nay trời mưa liên tục nên các thành viên phải bám đồng, kịp thời tháo nước cho bà con, đặc biệt là những ruộng lúa bị đổ ngã hoặc còn chưa chín đều.
Đội chuyên khâu theo nước của xã Phương Hải được thành lập từ năm 1979, ông Nguyễn Giới là thành viên lâu năm nhất và cũng là đội trưởng đã được 34 năm. Đội hiện có 19 thành viên, tham gia trên tinh thần tự nguyện và được nhân dân bầu chọn. Mỗi thành viên phụ trách khoảng 15-20 ha, có trách nhiệm điều tiết nước cho diện tích lúa mình phụ trách, theo dõi dịch bệnh, thông báo lịch thời vụ trên địa bàn xã. Kết thúc mỗi vụ, mỗi thành viên đội chuyên khâu được chủ ruộng trả 10kg lúa/sào. “Được bà con tín nhiệm thì chúng tôi phải có trách nhiệm với công việc, coi ruộng lúa của bà con như ruộng nhà mình” – Ông Giới chia sẻ.
Anh Phạm Dũng, một thành viên khác của Đội cho biết thêm: Công việc không có gì vất vả nhưng cũng đòi hỏi sự tận tâm, trách nhiệm. Đặc biệt, vào những đợt hạn hán kéo dài, đồng thiếu nước thì phải bám ruộng cả đêm, thậm chí là ngủ lại ngoài đồng để theo nước, làm sao cho diện tích ruộng mình phụ trách có nước đồng đều, không làm ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Ngoài việc điều tiết nước phù hợp, Đội chuyên khâu theo nước còn có nhiệm vụ theo dõi để kịp thời thông báo cho bà con phun thuốc phòng trừ dịch bệnh. Những thành viên của Đội được bà con tín nhiệm bầu chọn cũng là những người có kinh nghiệm và sản xuất giỏi. Những lời khuyên, như: phun loại thuốc gì, bón phân nào, thời điểm, liều lượng ra sao… luôn được bà con tin tưởng nghe theo.
Anh Thái Quang Vũ, thôn Phương Cựu 1, cho biết: Gia đình tôi hiện canh tác trên 1 ha lúa, mỗi vụ đều có thành viên đội chuyên khâu theo nước của xã theo dõi điều tiết nước nên tôi rất yên tâm, nhất là vào những ngày hạn hán hay mỗi khi có dịch bệnh trên lúa, đều được kịp thời báo để phun thuốc phòng trừ. Có thành viên đội chuyên khâu theo nước, bà con trong thôn cũng không giành nhau theo nước, gây mất đoàn kết”.
Nhận thấy hiệu quả của mô hình Đội chuyên khâu theo nước của Phương Hải, nhiều xã trên địa bàn huyện Ninh Hải như Tân Hải, Hộ Hải… cũng đã học tập và thành lập các đội dẫn thủy nông. Hy vọng rằng, mô hình này sẽ còn được nhân rộng hơn nữa, giúp nông dân sản xuất lúa đạt hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm
Hàng chục hộ dân ở xã Hành Tín Tây (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) mất ăn, mất ngủ vì cây bắp (ngô) bị "bệnh lạ" tấn công khiến cho cây bắp không phát triển. Nhiều hộ nông dân đang đứng trước nguy cơ mất trắng một mùa vụ trồng bắp.
Ba năm trở lại, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập 9 khu bảo vệ thủy sản, nhằm bảo vệ và khai thác thủy sản ở đầm phá ngày một tốt hơn.
Ở xã Thanh Hải (Lục Ngạn – Bắc Giang) ai cũng biết gia đình anh Đặng Văn Tiến, vợ là Nguyễn Thu Hà là đôi vợ chồng trẻ làm kinh tế giỏi. Chỉ tính nguồn thu từ cam đường Canh, bưởi Diễn và vải thiều, năm nay, gia đình anh Tiến đã được hơn 1 tỷ đồng…
Đứng trầm ngâm trước đống mía được chặt đang chờ xe tải đến bốc, bà Nguyễn Thị Hương ở xã Thành An, thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), thở dài: “Năm nay nắng nóng kéo dài, năng suất mía rất kém, cộng với việc đốn mía chậm cũng khiến chữ đường trong mía giảm. Hơn nữa, với giá thu mua của Nhà máy đường An Khê (thuộc Công ty CP Đường Quảng Ngãi), tính ra mỗi tấn mía của chúng tôi thu về chưa đến 700.000 đồng
Về xã Tân Trung, hỏi ông Hai Xích nuôi cá rô rất nhiều người biết bởi cái tính chịu khó, luôn tìm tòi trong sản xuất kinh tế. Ngay con đường vào nhà ông là hai ao nuôi cá rô được ông thiết kế bài bản, tạo sức hấp dẫn đối với những ai đến tham quan mô hình nuôi cá của ông.