Nhãn Được Mùa, Được Giá
Hiếm có nơi nào tại tỉnh ta mà nhãn lại được trồng đại trà và trở thành loại cây ăn quả hàng hóa tập trung như ở xã Thái Bình (Yên Sơn). Năm nay, nhãn ở Thái Bình được cả mùa lẫn giá..
Đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Thái Bình cho biết, có trên 70% số hộ trong xã trồng nhãn với hơn 41 ha. Nhãn được trồng trên đất Thái Bình từ rất lâu, nhưng bắt đầu được trồng như một thứ cây ăn quả hàng hóa từ những năm 90 của thế kỷ trước. Mỗi vụ nhãn, Thái Bình cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn quả.
Ở Thái Bình, nơi trồng nhiều nhãn nhất là thôn Việt Tiến, Việt Thắng chiếm trên 30% diện tích nhãn của xã. Gia đình bà Nguyễn Thị Thông, thôn Việt Thắng có hơn 100 gốc nhãn cổ thụ đã được trồng từ 40 - 50 năm. Theo ước tính, vụ nhãn năm nay gia đình bà thu hoạch 5 - 6 tấn quả, tăng hơn vụ trước 1,5 tấn.
Thời điểm này, dù mới chỉ bắt đầu bước vào vụ thu hoạch nhưng nhãn của gia đình bà đã được thương lái đến tận nhà bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá từ 12.000 - 18.000 đồng/kg tùy từng loại, mang lại cho gia đình bà nguồn thu nhập trên 100 triệu đồng.
Ngoài gia đình bà Thông còn nhiều hộ trồng nhãn ở xã Thái Bình cũng đang tất bật thuê nhân công thu hoạch nhãn như gia đình ông Dương Quang Bắc, thôn Bình Ca; ông Hoàng Văn Quyền, thôn Việt Thắng; bà Nguyễn Thị Thơm, thôn Việt Tiến… Theo ước tính, vụ nhãn năm 2013, sản lượng thu hoạch của xã Thái Bình ước đạt 500 tấn.
Thái Bình không chỉ cung cấp riêng sản phẩm nhãn quả trên thị trường trong tỉnh, mà còn cung cấp ra thị trường các tỉnh Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên… Bên cạnh trồng nhãn, các hộ dân nơi đây còn kết hợp nuôi ong mật để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Từ hiệu quả kinh tế của cây nhãn mang lại, Thái Bình đã quy hoạch và có chính sách tạo mọi điều kiện cho các hộ dân vay vốn đầu tư trồng nhãn theo hướng hàng hóa; từng bước xây dựng thương hiệu nhãn Thái Bình.
Có thể bạn quan tâm
Trên địa bàn Ngã Năm hiện có 17 cánh đồng mẫu với tổng diện tích trên 2.000 ha được đầu tư trạm bơm điện và đê bao khép kín, UBND thị xã cũng tìm doanh nghiệp bao tiêu và ngành nông nghiệp đã tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân. Bên cạnh đó, Ban quản lí các cánh đồng này cũng tổ chức họp bà con thông báo tình hình bơm nước, chọn giống, vệ sinh đồng ruộng.
Anh Nguyễn Văn Khang ở xã Đắk Búk So (Tuy Đức), một nông dân trồng khoai lang cho biết: “Tỉnh có nhiều vùng đất trồng được khoai lang, nhất là khoai lang Nhật Bản cho năng suất, chất lượng cao. Chỉ tính riêng ở xã Đắk Búk So, nhiều gia đình có từ 1-3 ha trồng khoai lang, có những hộ còn thuê đất, mua đất trồng tới hàng chục ha.
Vụ lúa đông xuân 2014-2015 bà con nông dân Sóc Trăng đã gieo sạ hơn 90.000 ha, chủ yếu ở giai đoạn mạ và đẻ nhánh, một phần chuyển sang làm đòng. Theo ghi nhận của chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, trong tuần qua diện tích lúa bị nhiễm sâu bệnh có chiều hướng gia tăng.
Công ty Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Tân Phong Phú (huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) cho biết, gần 1 tháng nay, giá tôm nguyên liệu đã tăng trở lại. Song, sản lượng thu mua tôm nguyên liệu trong tháng 6/2014 giảm 50% so với tháng trước, do đây là thời điểm thu hoạch tôm cuối vụ 1 trong năm.
Năm 2014, toàn xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có 57 hộ nuôi lươn trong bể bạt, với tổng số 131 bể, ước tổng sản lượng con giống trên 2.300kg. Sau hơn 6 tháng thả nuôi, đến thời điểm này cơ bản các hộ nuôi đã thu hoạch dứt điểm.