Nuôi Cá Trê Tự Phát, Khó Khăn Đầu Ra

Từ chỉ vài gia đình, đến nay mô hình cá trê lai bể ở xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế đã phát triển lên con số hơn 200 hộ. Việc tự phát mở rộng sản xuất một cách ồ ạt đã khiến cho đầu ra của sản phẩm ngày càng khó khăn.
Với 20 bể, ông Nguyễn Đình Tửu được xem là một trong những người có diện tích nuôi cá trê lai lớn nhất của xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc. Theo ông Tửu, thời gian trước trung bình mỗi năm gia đình ông xuất hơn 20 tấn cá, mang lại nguồn thu nhập lớn. Riêng 2 năm trở lại đây, việc xuất cá gặp nhiều khó khăn, bởi tư thương ép giá. Hiện tại gia đình ông còn ứ đọng hơn 3 tấn cá đã quá thời gian và trọng lượng thu hoạch.
Mô hình nuôi tôm lần lượt thất bại do môi trường ô nhiễm, một số hộ ở xã Vinh Hưng chuyển sang nuôi cá trê lai trong bể. Với chi phí khoảng 5 triệu đồng xây bể và tiền con giống, sau thời gian 4 tháng mỗi bể cá đưa lại nguồn lãi từ 5-7 triệu đồng. Đây thực sự là nguồn thu nhập lớn, trong lúc cá trê khá tạp ăn, dễ nuôi, ít dịch bệnh so với tôm sú.
Nhìn thấy hiệu quả kinh tế của con cá trê lai, các hộ dân đã ồ ạt tự mở rộng mô hình. Đến nay, toàn xã Vinh Hưng đã có trên 200 hộ nuôi cá, hộ nhiều có trên 20 bể, hộ ít cũng vài 3 bể. Trong năm 2013, toàn xã ước thu khoảng 850 tấn cá. Do nguồn cung quá lớn, thị trường tiêu thụ phụ thuộc vào tư nhân dẫn đến tình trạng ép giá, găm hàng, gây khó khăn cho người nuôi. Bởi khi cá đã đủ trọng lượng bán, nhưng không bán được thì chi phí thức ăn khá lớn, nên từ chỗ có lãi, các hộ có nguy cơ lỗ vốn.
Đầu tư vốn, công sức nhưng đến khi thu hoạch lại phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Đây là bài học đắt giá cho việc mở rộng sản xuất một cách tự phát, ồ ạt, tâm lý chỉ thấy những cái lợi trước mắt mà không tính đến quá trình lâu dài của người dân. Bên cạnh đó, theo chính quyền xã Vinh Hưng, môi trường ảnh hưởng do nước thải các hộ nuôi cá cũng đang là vấn đề cần phải có hướng giải quyết kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Một ngày cuối năm nắng hanh vàng, chúng tôi về thăm xã Mậu Lâm (Như Thanh, Thanh Hóa). Qua dốc núi Eo Gắm, cách bản làng 300 m, đã nghe tiếng gà gáy rộn vang cả một không gian, làm thức dậy ký ức quê xưa, nơi tuổi thơ vẫn được nghe tiếng gà gáy mỗi trưa.

Xã Long Tân là địa phương có truyền thống nuôi bò sữa của huyện Dầu Tiếng. Trước đây, những mô hình nuôi bò sữa tại đây có quy mô nhỏ lẻ và thiếu tính liên kết, vì vậy nguồn thu nhập của người nuôi bò sữa không ổn định. Tháng 8-2013, Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Long Tân (HTX Long Tân) được thành lập gồm 16 hội viên, vốn điều lệ hơn 9,3 tỷ đồng.

Ninh Thuận là vùng đất khô hạn, thừa nắng thiếu mưa, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, nghề nuôi dê, cừu lại phát triển giúp cho hàng ngàn nông dân địa phương có thêm nguồn thu nhập cải thiện đời sống. Nhờ chăn nuôi dê cừu mà không ít nông dân nghèo đã vươn lên làm giàu trên vùng đất cằn cỗi của quê hương.

Trên địa bàn huyện Mỹ Lộc (Nam Định) hiện có trên 700 trang trại, gia trại, lượng chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm là rất lớn. Tình trạng chất thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm xả trực tiếp ra môi trường xung quanh đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Sau rằm tháng Chạp, không khí tại các làng biển như Hà Ra, Hòn Rớ, Cửa Bé (TP. Nha Trang) trở nên chộn rộn không khí Tết sớm. Nhiều gia đình quây quần bên mâm cơm tất niên để cánh đàn ông, những ngư phủ trong gia đình ra khơi cho kịp chuyến biển cuối năm.