Nuôi Cá Trê Tự Phát, Khó Khăn Đầu Ra

Từ chỉ vài gia đình, đến nay mô hình cá trê lai bể ở xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế đã phát triển lên con số hơn 200 hộ. Việc tự phát mở rộng sản xuất một cách ồ ạt đã khiến cho đầu ra của sản phẩm ngày càng khó khăn.
Với 20 bể, ông Nguyễn Đình Tửu được xem là một trong những người có diện tích nuôi cá trê lai lớn nhất của xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc. Theo ông Tửu, thời gian trước trung bình mỗi năm gia đình ông xuất hơn 20 tấn cá, mang lại nguồn thu nhập lớn. Riêng 2 năm trở lại đây, việc xuất cá gặp nhiều khó khăn, bởi tư thương ép giá. Hiện tại gia đình ông còn ứ đọng hơn 3 tấn cá đã quá thời gian và trọng lượng thu hoạch.
Mô hình nuôi tôm lần lượt thất bại do môi trường ô nhiễm, một số hộ ở xã Vinh Hưng chuyển sang nuôi cá trê lai trong bể. Với chi phí khoảng 5 triệu đồng xây bể và tiền con giống, sau thời gian 4 tháng mỗi bể cá đưa lại nguồn lãi từ 5-7 triệu đồng. Đây thực sự là nguồn thu nhập lớn, trong lúc cá trê khá tạp ăn, dễ nuôi, ít dịch bệnh so với tôm sú.
Nhìn thấy hiệu quả kinh tế của con cá trê lai, các hộ dân đã ồ ạt tự mở rộng mô hình. Đến nay, toàn xã Vinh Hưng đã có trên 200 hộ nuôi cá, hộ nhiều có trên 20 bể, hộ ít cũng vài 3 bể. Trong năm 2013, toàn xã ước thu khoảng 850 tấn cá. Do nguồn cung quá lớn, thị trường tiêu thụ phụ thuộc vào tư nhân dẫn đến tình trạng ép giá, găm hàng, gây khó khăn cho người nuôi. Bởi khi cá đã đủ trọng lượng bán, nhưng không bán được thì chi phí thức ăn khá lớn, nên từ chỗ có lãi, các hộ có nguy cơ lỗ vốn.
Đầu tư vốn, công sức nhưng đến khi thu hoạch lại phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Đây là bài học đắt giá cho việc mở rộng sản xuất một cách tự phát, ồ ạt, tâm lý chỉ thấy những cái lợi trước mắt mà không tính đến quá trình lâu dài của người dân. Bên cạnh đó, theo chính quyền xã Vinh Hưng, môi trường ảnh hưởng do nước thải các hộ nuôi cá cũng đang là vấn đề cần phải có hướng giải quyết kịp thời.
Related news

Giá bán cây ngũ quả cũng rất phong phú thích hợp với từng túi tiền của mỗi gia đình. Có những cây chỉ có bán với mức từ 1,5 - 3 triệu đồng, đây là những loại cây thích hợp với người có túi tiền vừa và ít.

Mặc dù đã hạn chế phần nào việc đốn bỏ ca cao để trồng các loại cây khác nhưng hiện nhiều nhà vườn vẫn còn e ngại đối với vườn ca cao. Tuy nhiên, hiện có nhiều mô hình trồng xen mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật.

Hà Nội có nhiều loại trái cây đặc sản như cam Canh, bưởi Diễn, nhãn muộn Đại Thành, thanh long ruột đỏ... Hiện có nhiều tổ chức, cá nhân từ các tỉnh, thành phố tìm đến Thủ đô mua các loại giống cây ăn quả để phát triển ở địa phương. Thành phố đang đẩy mạnh công tác bình tuyển cây đầu dòng, đáp ứng nhu cầu phát triển vùng cây ăn quả của Thủ đô và cung cấp cho thị trường các tỉnh.

Trên địa bàn Tây Nguyên hiện có 7 doanh nghiệp chuyên trồng và chế biến mủ cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Do thời tiết trong quý III năm nay không thuận, mưa nhiều nên một số diện tích cao su bị rụng lá, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng mủ cao su.

Ba năm qua (2010 - 2013), TP. Hà Nội đã xây dựng được 109 mô hình cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 12 huyện ngoại thành với quy mô 18.670ha, trên 127.000 hộ tham gia sản xuất.