Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá tra, basa

Nuôi Cá Tra, Basa Sạch Trong Bè

Nuôi Cá Tra, Basa Sạch Trong Bè
Ngày đăng: 14/12/2011

ĐBSCL có hơn một nửa số tỉnh nuôi cá tra, basa bè. Kinh nghiệm nuôi cá bè của nông dân đã trở thành một nghề hoàn chỉnh và vững chắc. Tuy nhiên, sản phẩm cá tra, basa nuôi theo phương pháp sạch đang ngày càng được thị trường ưa chuộng và cần được nông dân áp dụng.

Chuẩn bị bè

Khung bè bằng gỗ tốt để không bị biến dạng do sóng nước. Mặt bè ghép các thanh gỗ cách nhau 1 - 1,5cm, chừa 2 --3 lỗ rộng 1 - 2m (cửa mặt bè). Hông bè ghép ván gỗ hở 1 - 1,5cm. Đầu bè đóng kín bằng lưới kẽm hoặc inox, mắt lưới (1,5x1,5) - (2x2)cm. Đáy bè đóng ván kín khe hở 1 - 1,5cm để tránh thất thoát thức ăn và cá có thể tận dụng thức ăn chìm. Phần nổi được ghép bằng thùng phuy, cây tre, thùng nhựa... Neo bè gồm mỏ neo, dây neo nilon đường kính 2 - 3cm. Bè có nhiều kích cỡ: 100 - 500m3, cỡ lớn có thể tới hàng ngàn m3. Bè có thể đặt thành cụm nhưng chiều ngang không quá 30% chiều rộng mặt sông vào lúc mực nước thấp nhất. Bè có thể đặt song song nhưng cách tối thiểu 5m, khi đặt nối đuôi nhau phải cách ít nhất 50m và đặt so le để không cản dòng chảy. Nước sông nơi đặt bè phải đảm bảo các thông số: pH 6,5 - 8,5, ô xy hòa tan > 5mg/l, kim loại nặng (chì) 0,002 - 0,007mg/l...

Các tỉnh phía Nam từ Quảng Nam đến ĐBSCL có thể nuôi quanh năm. Tại các tỉnh phía Bắc thả 1 vụ chính từ tháng 3 - 4, thu hoạch tháng 10 - 11 để tránh đông.

Giống thả nuôi

Chọn cá cỡ đồng đều, cá tra 12 - 15 con/kg (chiều dài thân 16 - 20cm), cá basa 10 - 12 con/kg (chiều dài thân 14 - 16cm). Không thả lẫn lộn quá nhiều cá to, nhỏ vì cá to tranh ăn của cá nhỏ. Trước khi thả phải tắm nước muối 2% để loại bỏ ký sinh bám trên cá. Thả từ từ vào bè để cá thích nghi. trước khi thả nên ngâm bao cá giống trong nước bè 15- 20 phút.

Mật độ nuôi cá tra: 80 - 120 con/m3, cá basa: 80 - 120 con/m3. Cỡ cá nhỏ thả nhiều hơn cỡ cá lớn.

Thức ăn cho cá

Có hai loại thức ăn: Thức ăn hỗn hợp tự chế biến (TCB) và thức ăn viên công nghiệp (TACN). Thức ăn TCB có hàm lượng dinh dưỡng không ổn định, mất thời gian chế biến cho ăn nên thời gian nuôi kéo dài và cá tích lũy nhiều mỡ. TACN dễ sử dụng, bảo quản, vận chuyển và giữ môi trường nước ít bị ô nhiễm.

Thức ăn TCB gồm: cám gạo 44%, bột cá lạt 35%, bánh dầu 10%, rau xanh 20%, thành phần khác (cua, ốc, ruột gia cầm...) 10%, trộn thêm Premix khoáng 1%, vitamin C 10g/100kg thức ăn, hàm lượng đạm ước tính 25 - 28%. Những nguyên liệu trên xay nhuyễn, trộn đều, nấu chín, thể tích nồi nấu trung bình 1 - 1,5m3 có động cơ đảo thức ăn. Thức ăn nấu chín để nguội đưa vào máy ép cắt dạng sợi hoặc viên, sau đó phơi se mặt và cho cá ăn.

TACN do nhà máy cung cấp có cả dạng chìm và nổi. Cả TACN và TCB đều không được có các chất vi sinh bị cấm.

Cho cá ăn 2 - 3 lần/ngày, với thức ăn TCB cho cá tra ăn 7 - 10% trọng lượng cá/ngày, cá basa 4 - 5%/ngày, trong 2 - 3 tháng đầu thức ăn phải có hàm lượng đạm 25 - 28%, giai đoạn tiếp theo giảm còn 18 - 22% (cá tra) và 18 - 20% (cá basa). Hai tháng trước khi thu hoạch cho cá ăn nhiều hơn để tăng trọng nhanh. Với TACN, khẩu phần cho cá tra 1,5 - 2%/ngày, cá basa 1 - 1,5%. Nên cho ăn vào lúc thủy triều lên hoặc xuống để khi nước chảy mạnh giúp cá no không bị mệt, không nên để cá ăn thiếu hoặc thừa thức ăn.

Quản lý và chăm sóc

Khâu này quyết định thành bại của vụ nuôi. Trước khi thả cá phải dọn vệ sinh, tẩy trùng bè sạch sẽ, chú ý tất cả các góc cạnh của bè, nơi ẩn chứa vi khuẩn có hại và nguồn gây bệnh cho cá. Vào mùa nắng khi nước chảy yếu dễ bị thiếu ôxy, phải kịp thời trợ lực bằng máy bơm hoặc quạt nước chảy mạnh qua bè để tăng ô xy giúp cá không bị ngạt. Vào mùa lũ nước có nhiều phù sa và lắng đọng nhiều ở đáy bè. Dùng máy bơm quạt nước thổi bùn ra. Máy bơm có thể đặt trong bè chân vịt phải có vòng bảo vệ. Hàng tuần phải lặn kiểm tra quanh bè, xem lưới chắn, gỡ bỏ rác bám.

Thu hoạch

Sau vụ nuôi 8 - 10 tháng cá đạt 0,8 - 1,2 kg. Sản lượng thu hoạch trung bình 1 bè là 30 tấn (bè nhỏ), 50 tấn (bè trung bình) và trên 100 tấn (bè lớn), năng suất trung bình 120 - 130 kg/m3 bè. Trước thu hoạch 1 - 3 ngày giảm và ngưng hẳn cho ăn. Dùng lưới kéo bắt từ từ đến hết.


Có thể bạn quan tâm

Aflatoxin (độc tố vi nấm) đe dọa đến sản lượng cá tra/ cá basa như thế nào Aflatoxin (độc tố vi nấm) đe dọa đến sản lượng cá tra/ cá basa như thế nào

Tầm quan trọng của nuôi trồng thủy sản ở châu Á vượt xa ra ngoài sự đóng góp tương đối cao của nó vào sản lượng nuôi trồng thủy sản

31/05/2021
Biện pháp mới giúp cải thiện sức sinh sản cá tra Biện pháp mới giúp cải thiện sức sinh sản cá tra

Báo cáo mới đây đã tìm ra biện pháp mới giúp cải thiện tuyến sinh dục và đường kính trứng của cá Tra qua đó cải thiện sức sinh sản của cá.

13/07/2021
Phòng bệnh trên cá tra giống Phòng bệnh trên cá tra giống

Biện pháp phòng bệnh tổng hợp trên cá tra giống? Cá tra giống có biểu hiện bơi không định hướng, đã chết một số con. Hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục?

14/07/2021
Kiểm soát sử dụng kháng sinh trong nuôi cá tra Kiểm soát sử dụng kháng sinh trong nuôi cá tra

Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách sẽ vô tình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đầu ra của sản phẩm thủy sản

14/01/2022
Phương pháp thay thế kiểm soát thực vật phù du trong ao nuôi cá tra Phương pháp thay thế kiểm soát thực vật phù du trong ao nuôi cá tra

Hiện tượng phú dưỡng xảy ra khi nồng độ chất dinh dưỡng tăng cao trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản do cho ăn thường xuyên

14/03/2022
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.