Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Mà Vẫn Đẻ?
Công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực trong giai đã được triển khai rộng rãi ở các tỉnh phía Bắc cũng như các tỉnh phía Nam.
Công ty nuôi và dịch vụ thủy sản thàng phố Hồ Chí Minh cũng đã áp dụng biện pháp công ngệ sản xuất của học Viện công nghệ châu á (AIT) đạt tỷ lệ cá đực 95 – 96,7% tổng đàn. Ngoài cá rô phi vằn dòng Đài Loan, công ty còn nhập thêm rô phi vằn dòng thái lan (trắng sọc) và rô phi vằn dòng đỏ Malaixia.
Nhờ thời tiết thuận lợi, lực lượng cá bố mẹ phong phú, cơ sở vật chất được nâng cấp và mở rộng, tổ chức tốt hệ thống tiêu thụ cá bột, cá hương rô phi đơn tính của công ty đã từng chiếm lĩnh thị trường cá rô phi đơn tính vào các tháng 3, 4, 5, 6 trong cả nước, nhất là các tỉnh phía Bắc cá rô phi lúc này còn chưa thật vào vụ sinh sản.
Cứ cho là bạn đã mua giống cá rô phi đơn tính ở các cơ sở đáng tin cậy thì khi nuôi cá thịt, hiện tượng cá rô phi vẫn đẻ là chuyện bình thường (!),
Lý do chủ yếu là vì phương pháp này chỉ đảm bảo đạt tỷ lệ cá đực xấp xỉ 95% do quá trình thao tác vẫn còn một số khâu kỹ thuật của quy trình công nghệ chưa đảm bảo. Ví dụ, để có lượng cá bột đồng đều về quy cách và giai đoạn phát triển trước khi đưa vào xử lý hoocmôn là việc không đơn giản.
Sau khi thu trứng cá rô phi, người kỹ thuật viên phải phân chia chính xác chúng thành 4 nhóm tương ứng với 4 pha phát triển khác nhau theo màu sắc để có biện pháp xử lý riêng. Đây là việc mà không phái bất kỳ kỹ thuật viên nào cũng làm được.
Phần lớn cá bột đã hấp phụ nhiếu hoocmôn chuyển giới tính hơn mức yêu cầu đủ để chuyển giới tính nhưng tập tính ăn, cạnh tranh, tổn thương, bệnh tật và những yếu tố khác về môi trường cũng như về di truyền có thể ngăn cản một số cá hấp phụ thức ăn đã xử lý hoocmôn. Chính vì thế đã gây ra tỉ lệ cá đực không phải là 100%.
Tỉ lệ cá cái còn xót lại thường là 1 - 5%. Một số ít trong những cá cái này sẽ bị vô sinh, số còn lại vẫn có khả năng sinh sản bình thường. Vì vậy ở điều kiện khí hậu ấm áp, nhiệt độ nước trung bình ban ngày là 250c, chỉ sau 3 tháng chúng có thể đẻ. Đàn cá rô phi con mà bạn thấy trong ao nuôi cá rô phô đơn tính là lẽ đó. Tất nhiên, số lượng cá rô phi con này không đáng là bao so với lượng cá thịt mau lớn mà bạn đã thu hoạch được nhờ nuôi cá rô phi đơn tính!
Một điển cần lưu ý bạn ở đây là cá rô phi đơn tính đực sẽ tăng trọng nhanh hơn cá rô phi cá chỉ từ tháng thứ tư trở đi. Những cá rô phi đơn tính đực sản xuất theo công nghệ này chỉ nên nuôi thành cá thịt phục vụ cho các thị trường đặc biệt cần có cá cỡ lớn từ 400g trở lên, mà không nên thấy cá to tiếc rẻ giữ chúng lại làm cá bố mẹ cho vụ sau.
Có thể bạn quan tâm
Sản xuất cá rô phi trong ruộng lúa tiến hành vào vụ lúa xuân, thời gian từ 2-3 tháng. Mô hình này đơn giản, dễ áp dụng, tuỳ theo điều kiện và khả năng đầu tư của từng hộ gia đình có thể sử dụng thức ăn viên hoặc tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, cám ngô… hoặc dùng phân chuồng gây màu nước tạo cơ sở thức ăn tự nhiên cho cá rô phi.
Tuy có nguồn gốc từ châu Phi nhưng cá Rô phi được các nước Đông á và Đông Nam á đón nhận và tạo điều kiện phát triển mạnh, nhất là Trung Quốc, Thái Lan, Philippin và Inđônêxia. Cá Rô phi có hơn 100 loài, nhưng chỉ có 15 loài được nuôi nhân tạo vì cho sản lượng đáng kể.
Mấy năm gần đây, diện tích nuôi tôm Chân trắng Nam Mỹ (Penaeus vannamei) không ngừng gia tăng, khiến diện tích nuôi cá dần dần giảm xuống. Để ổn định và phát triển nghề nuôi cá Rô phi, năm 2006, một cơ sở nuôi thuỷ sản ở Tùng Hạ (thuộc thành phố Thượng Ngu, tỉnh Triết Giang) đã tiến hành nuôi ghép cá Rô phi với tôm Chân trắng Nam Mỹ ở trong ao, cho hiệu quả kinh tế cao.
Với mật độ rong câu thả khác nhau, khả năng hấp thụ các chất vô cơ hoà tan như cũng khác nhau. Mật độ rong câu thả 300 gam/m2 cho thấy hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng vô cơ hoà tan là cao nhất.
Ở nước ta, hàng năm có khoảng 5.000-7.000 tấn cá rô phi được tiêu thụ nội địa. Rô phi là một loài cá nuôi rất có kinh tế và là loài có sức đề kháng cao hơn so với các loài khác.