Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Những Vấn Đề Về Bệnh Cá Rô Phi Trong Nuôi Thâm Canh

Những Vấn Đề Về Bệnh Cá Rô Phi Trong Nuôi Thâm Canh
Ngày đăng: 24/02/2014

Ở nước ta, hàng năm có khoảng 5.000-7.000 tấn cá rô phi được tiêu thụ nội địa. Rô phi là một loài cá nuôi rất có kinh tế và là loài có sức đề kháng cao hơn so với các loài khác.

Tuy nhiên với mô hình nuôi thâm canh mật độ dày dễ làm phát sinh dịch bệnh. Bệnh ở cá rô phi gồm: bệnh do vi khuẩn, vi rút, nấm, và ký sinh trùng. Đặc biệt là bệnh do vi khuẩn Streptococcus là nguyên nhân gây nên thiệt hại lớn cho cá rô phi nói riêng và cá nước ngọt nói chung, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành nuôi trồng thủy sản.

Để khắc phục phần nào những thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra với cá rô phi nuôi thâm canh, các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu NTTS II đã thu mẫu phân lập vi khuẩn và gây cảm nhiễm ngược, xác định định tác nhân gây bệnh cho cá nuôi ở các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Vĩnh Long và Tiền Giang, nhóm tác giả này đã đưa ra kết luận như sau:

Thời gian mà cá dễ mắc bệnh là vào mùa mưa. Tỷ lệ thiệt hại từ 7-10%, cá thường mắc bệnh ở giai đoạn 1-4 tháng tuổi. Bệnh thường gặp là bệnh xuất huyết.

Hiệu quả điều trị bệnh đạt 25-50%. Hóa chất được sử dụng là muối ăn, vôi (treo đầu bè), hoặc kháng sinh (trộn vào thức ăn).

Tác nhân gây bệnh chủ yếu trong các giai đoạn mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 4), giao mùa (tháng 5) và đầu mùa mưa (tháng 7).

Trong số các chủng vi khuẩn phân lập được thì chủng vi khuẩn Streptococcus có tần suất cao nhất, chiếm 95-100% vào mùa khô (tháng 1) và giai đoạn giao mùa (tháng 5 và tháng 11). Vào thời điểm mùa mưa (tháng 9) và thời điểm giao mùa (tháng 11) thì chủng Aeromonas hydrophyla có tần suất xuất hiện cao nhất (100%).

Có thể sử dụng các loại kháng sinh Erythromycin, Penicillin, Ampicilin trong việc điều trị vi khuẩn Streptococcus. Với vi khuẩn Aeromonas hydrophyla có thể sử dụng các loại kháng sinh Gentamycin, Neomycin, Oxytetracycline, Trimethoprim-sulfamethoxazol, Kanamycin.

Có thể sử dụng các loại hóa chất như thuốc tím, iode, D4, BKC trong việc xử lý nước để tiêu độc.

Về môi trường và mùa vụ nuôi cá:

Giai đoạn mùa khô (tháng 1-4) điều kiện môi trường nước là lý tưởng nhất. Đây là giai đoạn thuận lợi nhất cho việc thả giống và nuôi cá. Nước chỉ đứng 1 lần trong ngày, thời gian nước đứng ngắn, đảm bảo được nhu cầu oxy hòa tan cho cá.

Giai đoạn giao mùa (tháng 5-6) điều kiện môi trường nước là tương đối tốt, tuy nhiên không nên thả cá vào giai đoạn này, vì cá sẽ phải chịu ảnh hưởng bất lợi của môi trường vào các tháng sau của mùa nước lũ.

Giai đoạn mùa mưa (tháng 7-10) do ảnh hưởng của nước lũ từ thượng nguồn đổ về nên hàm lượng phù sa nhiều và nước rất đục. Độ trong thấp, hàm lượng ammonia trong nước cao hơn các thời điểm khác trong năm.

Giai đoạn giao mùa (tháng 11-12) là thời điểm cá dễ nhiễm bệnh do điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột. Nước đứng nhiều lần trong ngày, thời gian mỗi lần nước đứng kéo dài vì vậy hàm lượng oxy hòa tan thấp hơn so với thời điểm khác trong năm. Ngoài ra tháng 12 và tháng 1 là hai tháng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, thời tiết lạnh hơn nên gây sự kém ăn của cá, cá chậm phát triển so với những thời điểm khác.

Lưu ý: Dịch bệnh nguy hiểm thường xảy ra ở cá rô phi nuôi thâm canh vào hầu hết các tháng trong mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 10) và các tháng giao mùa, gây ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của cá nên phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh chặt chẽ trong các tháng này. Cụ thể là: Tăng cường vitmin C để tăng sức đề kháng cho cá, có chế độ bồi dưỡng đặc biệt, nhằm đảm bảo sức khỏe cho cá. Định kỳ sử dụng các hóa chất như thuốc tím... để tẩy trùng nước, tránh nuôi cá ở mật độ dày.


Có thể bạn quan tâm

Đực hóa cá rô phi Oreochromis niloticus bằng phương pháp ngâm trong nước pha spironolacton Đực hóa cá rô phi Oreochromis niloticus bằng phương pháp ngâm trong nước pha spironolacton

Spironolacton (SP) là một steroid nhân tạo. SP là chất đối kháng (antagonist) của aldosteron nên được dùng như một loại thuốc chống cao huyết áp.

24/11/2015
Giảm hàm lượng protein trong thức ăn cá rô phi nhờ bổ sung chế phẩm tăng cường tiêu hóa/hấp thu Giảm hàm lượng protein trong thức ăn cá rô phi nhờ bổ sung chế phẩm tăng cường tiêu hóa/hấp thu

Cá rô phi đã thu hút được nhiều quan tâm trong thời gian vừa qua và là loại cá được Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO) công nhận là nguồn chính cung cấp đạm thực phẩm cho con người trong thế kỷ này.

24/11/2015
Nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi tại Trà Vinh Nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi tại Trà Vinh

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đã thực hiện nhiều mô hình nuôi tôm bền vững, trong đó quy trình nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi đã thành công và hiện đang được tiếp tục nhân rộng.

10/11/2015
Biện pháp phòng và trị bệnh xuất huyết trên cá rô phi Biện pháp phòng và trị bệnh xuất huyết trên cá rô phi

Đặc điểm của bệnh là do vi khuẩn Streptococcus là vi khuẩn Gram dương (trong khi đó đa số các loài vi khuẩn gây bệnh cho cá là vi khuẩn Gram âm) xâm nhập và thường gây bệnh trên cá rô phi từ 150 – 300g/con. Những ao có tỷ lệ cá chết cao là những ao ô nhiễm và giàu chất hữu cơ.

11/11/2015
Ba phương pháp tuyển chọn cá rô phi đơn tính đực Ba phương pháp tuyển chọn cá rô phi đơn tính đực

Cá rô phi là một đối tượng thủy sản có triển vọng chọn nuôi . Để có được nguồn giống có chất lượng và tăng trưởng nhanh, đảm bảo không sinh sản trong quá trình nuôi nên các chuyên gia đã nghiên cứu ra các phương pháp tuyển chọn cá rô phi đơn tính đực .

11/11/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.