Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Nuôi cá nác hoa

Nuôi cá nác hoa
Ngày đăng: 25/08/2015

Chi cục Thủy sản Ninh Bình vừa tổng kết giai đoạn 1 đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi cá nác hoa thương phẩm tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn”, mở ra một hướng mới cho phát triển kinh tế cho nông dân các vùng bãi triều ven biển, vùng cửa sông, cửa lạch các tỉnh miền Bắc.

Với mục tiêu bảo tồn và phát huy hiệu quả của loài cá nác hoa, một nguồn lợi thủy sản của vùng nước lợ ven biển đang có nguy cơ bị hủy diệt do bị khai thác, đánh bắt tràn lan, đề tài được triển khai thực hiện trong 2 năm 2014 -2015 với quy mô thả nuôi 67,5 vạn con trên diện tích 1,5 ha.

Tổng kết giai đoạn 1 cho thấy, sau hơn 8 tháng thả nuôi đã cho kết quả rất khả quan. Từ con giống có kích cỡ bình quân 6 – 7 gr/con được khai thác trong tự nhiên hiện đã đạt trọng lượng bình quân 15 gr/con, tỷ lệ sống đạt trên 70%.

Dự kiến năng suất đến khi thu hoạch (khi kết thúc dự án vào tháng 12/2015) đạt 3 tấn/ha. Với giá bán hiện tại khoảng 200.000 đồng/kg thì 1,5 ha nuôi cá nác hoa thương phẩm sẽ cho thu lãi trên 100 triệu đồng.

Chủ nhiệm đề tài Phạm Huy Trung cho biết: Cá nác hoa có tên khoa học là Boleophthalmus pectinirostric là loài cá nước lợ kích thước nhỏ, cơ thể không có vẩy, hình thuôn dài, nhẵn bóng, đầu to hơn thân không nhiều, có 2 mắt lồi lên phía trên đầu trông như mắt ếch.

Thân và vây có màu nâu đất và điểm những chấm màu xanh nhạt nên gọi là cá nác hoa. Vây lưng chia làm 2 phần, phần trước phát triển hơn phần sau, khi dựng lên trông như cánh buồm. Miệng cá rộng, mang phồng to. Cá có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng nên giá bán rất cao.

Cá nác hoa phân bố và sinh sống trong hang hốc dọc theo các bãi lầy ở cửa sông không ngập quá 2 m nước. Khi thủy triều xuống thì cá chui ra, nhất là những ngày nắng ráo để kiếm ăn. Cá có khả năng di chuyển trên mặt bùn khá nhanh. Nhờ khả năng đặc biệt, chúng có thể sống được cả trên cạn và dưới nước.

Khi còn nhỏ, cá nác hoa sử dụng thức ăn là động vật phù du, tảo đáy, mùn bã hữu cơ, khi lớn ăn các loài giáp xác cỡ nhỏ. Ngoài tự nhiên, cá có 5 tuổi với chiều dài khoảng 13 cm, trọng lượng 13 – 15 gr. Cá thành thục từ một năm trở lên, mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 9 với các tỉnh miền Bắc và quanh năm với các tỉnh phía Nam.

Đánh giá về tính hiệu quả của việc nuôi thử nghiệm giống cá nác hoa trên vùng rừng ngập mặn ở huyện Kim Sơn, nhiều hộ dân tham gia mô hình cho rằng, đây là đối tượng nuôi ít bị bệnh, yêu cầu về điều kiện trang thiết bị, ao đầm tương đối đơn giản, đầu tư vốn không cao, kỹ thuật nuôi đơn gian, đầu ra thuận lợi, giá bán và lợi nhuận cao nên thích hợp với nông dân. Tuy nhiên, một trong những khó khăn của việc nhân rộng mô hình là thiếu con giống do khai thác từ tự nhiên đang bị hạn chế.

Tags: nuoi ca nac hoa, ca nac hoa, nuoi ca, nuoi trong thuy san, ky thuat nuoi ca


Có thể bạn quan tâm

Kiểm Soát Ammonia Trong Ao Nuôi Tôm Kiểm Soát Ammonia Trong Ao Nuôi Tôm

Các hợp chất nitrogen luôn được tái tuần hoàn trong ao thông qua 3 tiến trình: tái tạo, chuyển hóa và tiêu thụ. Thức ăn tôm cá là nguồn cung cấp nitrogen chủ yếu trong ao bởi vì nó chứa hàm lượng đạm protein tương đối có từ các nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn như bột cá, bột thịt xương, bột đậu nành. Những nguồn đạm này được tôm cá tiêu thụ và thải ra dưới dạng ammonia. Các vi khuẩn có lợi sẽ chuyễn ammonia thành nitrite là những sản phẩm rất độc cho tôm cá, tiến trình tiếp tục sẽ chuyển nitrite thành nitrate cũng do vi khuẩn có lợi (Tiến trình này gọi là Nitrate hóa). Nitrate thường không độc trong môi trường ao và có thể sử dụng như nguồn phân bón cho các loài tảo phát triển trong ao và trong một số trường hợp yếm khí nitrate sẽ được chuyển hóa thành khí nitơ tự do.

13/11/2013
Các Yếu Tố Chất Lượng Nước Tối Ưu Cho Tôm Nuôi Các Yếu Tố Chất Lượng Nước Tối Ưu Cho Tôm Nuôi

Quản lý chất lượng nước là một trong các yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong nuôi tôm. Bảng dưới đây tổng kết các yếu tố chất lượng nước trong khoảng tối ưu cho tôm biển (tôm thẻ, tôm sú).

13/11/2013
Các Trường Hợp Gây Trắng Hay Đục Cơ Ở Tôm Chân Trắng Các Trường Hợp Gây Trắng Hay Đục Cơ Ở Tôm Chân Trắng

Khác với tôm sú, tôm thẻ chân trắng thường xảy ra hiện tượng đục cơ. Sau đây là các trường hợp gây đục cơ và những giải pháp khắc phục khi nuôi tôm chân trắng.

14/11/2013
Tiêu Chuẩn Mật Độ Vi Khuẩn Trong Ao Nuôi Tôm Và Biện Pháp Kiểm Soát Tiêu Chuẩn Mật Độ Vi Khuẩn Trong Ao Nuôi Tôm Và Biện Pháp Kiểm Soát

Người nuôi tôm hiện nay đang quan tâm việc kiểm soát mật độ vi khuẩn trong ao nuôi tôm nhằm kiểm soát nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Bài viết dưới đây giới thiệu biện pháp kiểm soát vi khuẩn trong ao nuôi.

14/11/2013
Nguyên Nhân Của Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Ở Tôm: Độc Tố Tảo Hay Bacteriophages ? Nguyên Nhân Của Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Ở Tôm: Độc Tố Tảo Hay Bacteriophages ?

Các thông tin nghiên cứu cập nhật hiện nay từ Ban tư vấn và nghiên cứu hội chứng chết sớm ở tôm (gồm TS. Donald Lightner của Đại học Arizona, TS. Rohanna Subasinghe thuộc tổ chức FAO, TS. Chadag Mohan thuộc Mạng lưới NACA, TS. Tim Flegel đại học Mahidol và TS. George Chamberlain) đang nghiêng về giả thuyết bacteriophages có khả năng là nguyên nhân gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Các nhận định cơ bản về hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính như sau:

14/11/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.