Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Ngày đăng: 17/02/2011

Tại hội thảo nuôi tôm thẻ chân trắng do Sở Thủy sản Bến Tre tổ chức vừa qua, nhiều hình thức nuôi khác nhau được đề cập. Xin giới thiệu mô hình nuôi tôm công nghệ sinh học không sử dụng hóa chất, kháng sinh của Công ty TNHH Thông Thuận (Bến Tre) để bà con tham khảo.

Nuôi tôm theo công nghệ sinh học là nuôi thâm canh ít thay nước, khép kín. Công ty TNHH Thông Thuận đã tiến hành nuôi thử nghiệm tại xã Thới Thuận (Bình Đại) trên diện tích 5.000m2. Mật độ thả 140 con/m2. Sau gần 3 tháng nuôi, sản lượng tôm thu hoạch đạt 6,5 tấn, năng suất 13 tấn/ha, tỷ lệ sống đạt 71%. Với giá bán 57.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi 166 triệu đồng.

Từ kết quả trên, Công ty Thông Thuận khuyến cáo bà con khi nuôi nên chọn nơi có đáy là đất thịt pha cát, độ pH từ 5 trở lên. Vùng nuôi có độ mặn 15-20%o.

1. Xử lý ao nuôi

Đối với ao cũ, sau khi thu hoạch cần nạo vét lớp bùn của vụ trước, bón vôi khử trùng (1.200-1.500kg/ha), phơi đáy 7-10 ngày rồi lấy nước vào ngâm xả 2-3 lần. Sau đó gây màu nước để chuẩn bị thả giống.

Đối với ao mới, sau khi đào xong, cho nước vào ngâm 2-3 ngày rồi tháo rửa. Làm khoảng 3 lần rồi dùng vôi bột khử chua bờ và đáy ao, sau đó phơi 7-10 ngày, lấy nước vào xử lý, gây màu chuẩn bị thả giống. Ao nuôi phải trải bạt quanh bờ, lắp hệ thống ôxy đáy, quạt nước. Lấy nước phải qua túi lọc cho đến khi mực nước trong ao đạt 1,5 - 1,8m. Khi lấy nước cần để 2-3 ngày cho trứng giáp xác, trứng cá nở hết, sau đó tiến hành khử trùng bằng Chorine 70% nồng độ 30-35ppm vào lúc 17-19 giờ. Sau 48 giờ tiến hành gây màu nước bằng chế phẩm sinh học Daenzyme kết hợp với vôi.

2. Chọn giống

Khi chọn giống nên xét nghiệm PCR - đốm trắng, bệnh còi, Taura. Tôm khỏe, không bị dị hình, thương tích, cơ đầy đặn, màu trong, thích bơi ngược dòng. Đàn bố mẹ phải là tôm SPF, nhập từ Hoa Kỳ. Tôm giống trước khi thả phải được thuần hóa các điều kiện pH, nhiệt độ, độ mặn cho phù hợp với môi trường ao nuôi. Nên thả giống vào sáng sớm hoặc chiều mát.

3. Thức ăn

Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của nuôi tôm thẻ chân trắng nên thức ăn phải đảm bảo chất lượng, hệ số chuyển đổi thấp và được chế biến theo quy trình hiện đại. Tôm từ 1-20 ngày tuổi, cho ăn 1,5kg/100.000 con giống, ngày sau tăng so với ngày trước 0,2kg, cho ăn 2-4 lần/ngày. Tôm từ 20 ngày tuổi trở đi cho ăn 4 lần/ngày, đêm cho ăn bằng 50-60% lượng ban ngày. Chú ý không cho tôm ăn thức ăn kém chất lượng, mốc, hết hạn sử dụng hoặc khi nước ao bị ô nhiễm, trời đang mưa, tôm đang nổi đầu, lột xác.

Để bảo đảm lượng ôxy trong nước nên sử dụng hệ thống quạt nước kết hợp ôxy đáy. Từ ngày thả giống đến 20 ngày tuổi vận hành các hệ thống trên 2-4 giờ/ngày, chủ yếu vào ban đêm. Tôm từ 20 - 40 ngày, tăng thời gian vận hành lên 4-6 giờ/ngày. Nếu nước trong ao xấu đi, sinh vật phù du chết nhiều thì phải mở máy liên tục, trừ lúc cho tôm ăn. Khi trời nắng gắt hay mưa kéo dài, cần mở quạt nước để tránh hiện tượng nước phân tầng, tôm dễ bị sốc, cong thân. Duy trì màu nước ổn định, các thông số NH3, H2S đều ở mức cho phép.

Trong quá trình nuôi, Công ty Thông Thuận sử dụng phân vi sinh Daenzyme EB-06 kết hợp với vôi các loại để xử lý các chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, phân tôm, các chất lắng tụ, giúp giải phóng khí độc, hạn chế thấp nhất vi sinh vật không có lợi, tạo môi trường tốt cho tôm sinh sống và phát triển. Cách sử dụng chế phẩm Daemzyme EB-06: bón định kỳ 7-10 ngày, liều lượng 10-20kg/1.000m3. Ngoài ra, nếu pH dưới 7,5 thì dùng 10-15kg vôi (CaCO3)/1.000m3, thời gian sử dụng 22 giờ cho đến khi pH đạt yêu cầu


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi cá kèo thương phẩm Kỹ thuật nuôi cá kèo thương phẩm

I/ Đăc điểm sinh học: 1.Phân loại : Ngành: Chordata Lớp: Actinopterygii Bộ: Perciformes

15/07/2015
Các trường hợp gây trắng hay đục cơ ở tôm chân trắng Các trường hợp gây trắng hay đục cơ ở tôm chân trắng

Khác với tôm sú, tôm thẻ chân trắng thường xảy ra hiện tượng đục cơ. Sau đây là các trường hợp gây đục cơ và những giải pháp khắc phục khi nuôi tôm chân trắng.

15/07/2015
Tiếp sức tôm vượt qua stress Tiếp sức tôm vượt qua stress

Stress (sốc) là trạng thái mệt mỏi căng thẳng khi tôm phải đương đầu với những điều kiện sống khắc nghiệt như độ mặn thay đổi đột ngột, hàm lượng ôxy giảm thấp, khí độc H2S, NH3 hay nhiệt độ nước tăng giảm bất thường.

15/07/2015
Chăm sóc ao nuôi cá trong mùa đông Chăm sóc ao nuôi cá trong mùa đông

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến môi trường và sức khỏe cá nuôi: Nhiệt độ là một trong các thông số quan trọng trong quản lý chất lượng nước nuôi thủy sản và cũng là một trong các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của cá nuôi.

15/07/2015
Kỹ thuật nuôi tôm kết hợp với cua Kỹ thuật nuôi tôm kết hợp với cua

Nuôi cua biển vốn là nghề đã gắn bó với nhiều nông dân vùng có nước mặn lợ. Trước đây nông dân nuôi cua bằng con giống được đánh bắt từ tự nhiên, cho nên muốn nuôi phải đợi đến mùa có con giống ngoài tự nhiên mới nuôi được. Không những thế, trước đây, nông dân thường chỉ nuôi cua theo hình thức là thả trong đầm rồi thu hoạch theo con nước hoặc nuôi tập trung 1 vụ tôm, 1 vụ cua.

15/07/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.