Kinh Nghiệm Nuôi Tôm He Chân Trắng Ở Trung Quốc

1. Các kết quả thí nghiệm đều cho rằng tôm he chân trắng là một đối tượng nuôi rất có triển vọng phát triển do các đặc điểm sau :
- Thời vụ nuôi dài, có thể nuôi quanh năm ở vùng biển tỉnh Quảng Ðông.
- Thích nghi tốt với vùng biển có độ mặn cao, ở 18-22%o tôm vẫn lớn rất nhanh, tôm sú ở độ mặn cao lớn tương đối chậm.
- Có sức chịu đựng tốt với sự thay đổi các yếu tố môi trường nên việc quản lí môi trường tương đối dễ dàng.
- Sức chống bệnh tốt, trong điều kiện nuôi thâm canh có thể đạt tỉ lệ sống trên 70%.
- Nuôi giai đoạn đầu lớn rất nhanh, nuôi thâm canh trong vòng 80 ngày có thể đạt cỡ thương phẩm 60-70 con/kg.
2. Trong quá trình nuôi phát hiện thấy tôm he chân trắng ăn cả mảnh vụn thực vật và mùn bã hữu cơ, vì thế nên lấy mức cho ăn hết trong 1 giờ làm chuẩn để định lượng cho ăn. Ngoài ra, nên định kì bón thêm vi khuẩn quang hợp và các chế phẩm vi sinh có ích khác để chúng biến các sản phẩm hữu cơ và vật chất có hại trong ao thành thức ăn tốt cho tôm, giảm hệ số thức ăn xuống dưới 1,4 vừa hạ giá thành nuôi, vừa tạo môi trường cho tôm sinh trưởng tốt.
3. Nắm vững thời gian thay nước thích hợp trong quá trình nuôi là rất quan trọng.
Thời gian thay nước chủ yếu dựa vào kết quả theo dõi phân tích các tiêu chuẩn chất nước. Cần có quan điểm quản lí chất nước thật biện chứng, ngay trong thời kì chất nước tốt nhất cũng vẫn tiềm ẩn các nhân tố có hại, theo sự chuyển dịch của thời gian, các vật chất có hại từ lượng biến sang chất tích luỹ đến một lúc nào đó sẽ làm cho chất nước bị xấu thậm chí rất đột biến đến nỗi không kịp thay nước, vi sinh vật có hại sẽ phát triển nhiều gây bất lợi cho tôm. Vì vậy ngay trong thời kì chất nước còn tốt vẫn phải thay nước ở mức độ thích hợp.
4. Tôm he chân trắng là loài tôm biển nuôi được trong nước ngọt, là đột phá lớn về kĩ thuật có ý nghĩa to lớn, phát triển nuôi rộng rãi trong nước ngọt sẽ có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế nghề cá nội địa, đồng thời tạo ra cơ hội để phát triển sản xuất tôm giống ở khu vực ven biển.
5. Tạo môi trường sinh thái tốt trong ao nuôi là đảm bảo mạnh cho nuôi tôm đạt năng suất hiệu quả cao. Nuôi cấy các vi sinh vật có ích trong ao trước khi thả tôm giống có tác dụng làm giảm hàm lượng đạm NH3 có hại, giữ pH ổn định và làm giảm các vi khuẩn gây bệnh.
6. Lấy phòng bệnh là chính làm phương châm cơ bản trong phòng trị bệnh tôm
Thế giới hiện nay chưa có các loại thuốc đặc hiệu chữa bệnh virut cho tôm. Vì thế suốt quá trình nuôi phải thực hiện tốt nguyên tắc phòng bệnh là chính, phải coi trọng tất cả mọi khâu từ tẩy dọn, khử trùng ao, cấp nước vào ao, thả giống, cho ăn, quản lí chất lượng nước mỗi khâu đều phải lấy phòng bệnh là chính
Có thể bạn quan tâm

Cùng với sự phát triển chung của ngành nuôi trồng thủy sản, trong những năm gần đây nghề nuôi cá nước ngọt, đặc biệt là nuôi cá tra, basa ao, bè đã thực sự có những bước phát triển, nông dân đã chuyển dần từ nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh, con giống được thả nuôi với mật độ dày, thức ăn chế biến tổng hợp được sử dụng.

Những năm gần đây, vấn đề dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản ngày càng được các nước nhập khẩu quan tâm và trở thành rào cản lớn trong việc đưa các sản phẩm thủy sản xuất khẩu Việt Nam sang các thị trường. Việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm gây ra nhiều hệ lụy, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản xuất khẩu, sức khỏe người tiêu dùng, người nuôi tôm mà môi trường sinh thái cũng bị tác động xấu.

Động vật thủy sản thường thiếu một số enzyme tiêu hóa quan trọng trong giai đoạn còn nhỏ hoặc trong suốt chu kỳ nuôi. Bổ sung enzyme hàng ngày vào thức ăn tôm cá là một trong những tiến bộ về dinh dưỡng cho động vật thủy sản trong vài năm qua.

Nhằm từng bước khắt phục và cải thiện dần môi trường phục vụ cho nghề nuôi tôm, với mục tiêu hướng đến một môi trường nuôi tôm bền vững, việc sử dụng chế phẩm sinh học vào nuôi tôm vốn đã được khuyến khích từ lâu.

Dùng cây thuốc cá thì chẳng những khắc phục được nhược điểm của thuốc hóa học mà còn kích thích tôm lột vỏ đồng loạt nên dễ chăm sóc.