Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.
Định mức hỗ trợ đối với vườn bị thiệt hại nặng (tỷ lệ nhiễm bệnh trên 70%) là 07 triệu đồng/ha; trong đó, chi phí cắt tỉa vệ sinh vườn là 3,4 triệu đồng/ha, chi phí thuốc hóa học là 3,6 triệu đồng/ha. Đối với vườn nhiễm bệnh trung bình (tỷ lệ nhiễm bệnh từ trên 30% đến 70%) được hỗ trợ 05 triệu đồng/ha, trong đó, chi phí cắt tỉa vệ sinh vườn là 1,4 triệu đồng/ha, chi phí thuốc hóa học là 3,6 triệu đồng/ha.
Qua công tác thống kê, lập biên bản có 5.331 nhà vườn, với diện tích 2.178 ha bị nhiễm bệnh được thụ hưởng chính sách hỗ trợ, với số tiền được hỗ trợ là 14,08 tỷ đồng, thuộc 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đến nay, sau hơn một tháng tiến hành chi trả tiền hỗ trợ phòng, chống bệnh chổi rồng, đã có 5.225 hộ đủ diều kiện, nhận chính sách hỗ trợ với số tiền là 13,68 tỷ đồng.
Qua công tác giám sát cho thấy phần lớn nhà vườn tích cực hưởng ứng việc phòng trừ đồng loạt theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật. Các xã thực hiện tốt như An Lạc Tây, Phong Nẫm, Thới An Hội... nhãn đã phục hồi từ 70 - 95% sản lượng. Với sự vào cuộc của chính quyền các cấp, các đoàn thể, ngành chuyên môn và sự hưởng ứng của bà con nhà vườn, hy vọng cây nhãn sớm trở lại vị trí cây chủ lực của miệt vườn sông nước Kế Sách.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, phong trào nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Trị phát triển mạnh và đem lại nhiều thu nhập cho nông dân. Hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản đã góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân vùng ven biển và những nơi có điều kiện.

Long An là tỉnh với đa dạng loại hình nuôi trồng và khai thác thủy sản. Trong nhiều năm nay, ngoài những mô hình nuôi truyền thống như nuôi tôm, cá, các loài thủy đặc sản khác thì mô hình ương cá giống đang rất phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở những khu vực nước ngọt của tỉnh.

Nguồn lực ở đây là ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi, đẩy mạnh liên kết sản xuất tiêu thụ, cạnh tranh lành mạnh, giữ uy tín để nâng cao vị thế con cá tra trên thị trường quốc tế.

Loại hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) đang được ngành chức năng ở huyện Cái Nước (Cà Mau) khuyến cáo nông dân thực hiện. Chỉ tiêu đặt ra cho năm 2014 là 9.000 ha, thế nhưng, trước tình hình giá tôm tăng cao, loại hình nuôi tôm công nghiệp phát triển ồ ạt, diện tích nuôi tôm QCCT khó có thể đạt theo kế hoạch.

Ngày 21/02/2014, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) có công văn số 32/2014/CV-VASEP về việc tháo gỡ thủ tục XK hàng thủy sản theo quy định tại Nghị định 187/2013 của Chính phủ.