Nuôi Cá Lồng Trên Sông Sẽ Được Nhân Rộng
Chi cục Thủy sản tỉnh tổ chức hội nghị thăm quan đề tài “Nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm một số loại cá có giá trị kinh tế cao bằng lồng trên sông Đuống” tại huyện Gia Bình.
Đề tài được triển khai ở 2 hộ dân thuộc thôn Chi Nhị, xã Song Giang và thôn Mỹ Lộc, xã Cao Đức, trong thời gian 1 năm từ tháng 3-2014 đến tháng 3-2015. Tổng kinh phí thực hiện đề tài là 2,5 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách sự nghiệp KHCN của tỉnh là 700 triệu đồng, vốn người dân tự đóng góp là 1,8 tỷ đồng.
Chi cục Thủy sản hỗ trợ các hộ nuôi về con giống, vật tư, kỹ thuật chăm sóc cá, kỹ thuật lắp đặt 20 lồng nuôi gồm 12 lồng cá điêu hồng, 4 lồng cá lăng và 4 lồng cá chép lai. Kết quả bước đầu cho thấy, các đối tượng cá nuôi trong lồng đều sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng bình quân từ 0,4 – 1,2kg/con, không có dịch bệnh lớn xảy ra.
Trên cơ sở thực tế mô hình, Chi cục Thủy sản tiếp tục triển khai nuôi cá thương phẩm bằng lồng trên các lưu vực sông của tỉnh, tập trung vào các loại cá nuôi có giá trị kinh tế như: cá rô phi điêu hồng, trắm cỏ, trắm đen, chép lai.
Nguồn bài viết gốc: http://baobacninh.com.vn/news_detail/84562/nuoi-ca-long-tren-song-se-duoc-nhan-rong.html
Related news
Theo Sở NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực nhờ ngư dân đã chủ động bám biển đánh bắt, khai thác thủy sản; các mô hình cộng đồng tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản triển khai có hiệu quả…
Với phương pháp sử dụng thuốc Bắc làm thức ăn trong chăn nuôi lợn, anh Đỗ Văn Chuyên (42 tuổi) ở thôn Trai Trang, thị trấn Yên Mỹ (Hưng Yên) đang từng bước xây dựng thương hiệu thịt lợn sạch, có uy tín, cho thu nhập mỗi năm lên đến trăm triệu đồng.
Với diện tích chỉ 5.000 m2, nhưng anh Nguyễn Thanh Hải ở làng hoa Thái Phiên (Lâm Đồng) thu về hơn một tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng hoa cúc kim cương.
Một giải pháp khác để nông sản Việt có thể vượt qua khó khăn, theo các chuyên gia, chính là nền nông nghiệp trong nước hãy tận dụng tối đa các cơ hội do TPP đưa lại.
Bà Từ Thị Tuyết Nhung– Trưởng Ban điều phối hệ thống đảm bảo có sự tham gia sản xuất hữu cơ – Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam cho biết, để sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) cần đáp ứng 4 điều kiện chính: