Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Tôm Tại Một Số Địa Phương
Thời gian qua, dịch bệnh trên các loài thủy sản nuôi liên tiếp diễn ra khiến nhiều hộ nuôi lao đao. Không chỉ gây nên thiệt hại về kinh tế, dịch bệnh còn khiến tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tôm là một trong những loài thủy sản được nuôi phổ biến do mang lại giá trị cao.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ vẫn đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Để giảm thiểu tổn thất do dịch bệnh trên tôm nuôi gây ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng chính quyền địa phương đang chủ động, tích cực trong công tác phòng chống, kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh.
Theo đánh giá của các nhà quản lý, nhà khoa học, nguyên nhân chủ yếu khiến dịch bệnh bùng phát trên tôm nuôi nước lợ là do diễn biến thời tiết không thuận lợi, nắng nóng xen lẫn mưa lớn gây bất lợi cho quá trình nuôi tôm. Ngoài ra, việc chăm sóc và quản lý ao nuôi không hợp lý, chất lượng giống không đảm bảo, môi trường nuôi không đúng quy trình kỹ thuật dẫn đến tôm chết hàng loạt.
Không chỉ có vậy, một bộ phận người nuôi tôm còn tùy tiện nuôi, thả giống tôm chưa qua kiểm dịch. Cá biệt, tại một số địa phương, ban ngành chuyên môn đã kịp phát hiện nhưng báo cáo chậm và chưa tập trung cao trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt, kịp thời dẫn đến dịch bệnh tiếp tục bùng phát và lây lan trên diện rộng. Để khống chế và giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra trên tôm nuôi, một số địa phương đã chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
Tại Ninh Bình, sau khi phát hiện tình trạng tôm nuôi bị nhiễm bệnh, chết hàng loạt, Chi cục Thú y đã phối hợp với Chi cục Thủy sản, Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn tuyên truyền, hướng dẫn cho các hộ nuôi tôm thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch con giống, vệ sinh ao đầm, thức ăn chăn nuôi cho tôm. Sau khi được Chính phủ hỗ trợ 20 tấn hóa chất Chlorine, Chi cục Thú y tỉnh Ninh Bình đã hướng dẫn các hộ nuôi tôm sử dụng hóa chất để khử trùng tiêu độc môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh tại các ao đầm nuôi tôm. Nhờ đó, hạn chế được những thiệt hại do dịch bệnh gây ra đối với các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.
Tại Hà Tĩnh, để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát và lây lan trên diện rộng, đồng thời chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh cho nuôi tôm vụ 2, công tác phòng chống dịch bệnh rất được chú ý. Tại các huyện, thành phố ven biển, thành lập các đoàn công tác, cử các cán bộ về các vùng nuôi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, việc kiểm tra nguồn tôm giống được thả nuôi tại địa phương cũng được các ban ngành giám sát chặt chẽ, tránh việc vận chuyển và sử dụng tôm giống không đạt chất lượng, chưa qua kiểm dịch.
Đối với những địa phương đã xảy ra dịch, công tác giám sát, khoanh vùng dịch được đặc biệt chú ý, đặc biệt nghiêm cấm xả nước ao nuôi và tôm bị bệnh chưa qua xử lý ra ngoài môi trường, tổ chức xử lý dập dịch kịp thời bằng hóa chất Chlorine, không để dịch lây lan ra diện rộng. Chi cục Nuôi trồng thủy sản tăng cường hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi, quản lý chất lượng môi trường trong nuôi tôm theo quy định, đồng thời thông tin kịp thời và phối hợp với Chi cục Thú y trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Trong khoảng hơn nửa tháng trở lại đây, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng (tôm nước lợ) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tiếp tục tăng và hiện đứng ở mức cao.
Ngày 26-2, Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết hiệp hội đã phối hợp với Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức buổi hội thảo chứng nhận tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN tại TP Cần Thơ.
Chưa bao giờ phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng (gọi tắt là tôm thẻ) ở các tỉnh ven biển ĐBSCL phát triển rầm rộ như hiện nay. Từ Bến Tre sang Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đâu đâu cũng thấy nông dân chọn tôm thẻ để thả nuôi cho vụ mới năm 2014. Với lợi thế thời gian nuôi ngắn, bán giá cao, thu lời nhiều… tôm thẻ đang chiếm lĩnh thị trường. Hiệu quả hơn nuôi tôm sú Nông dân các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị xuống giống vụ tôm mới năm 2014. Nếu như trước đây tôm sú đóng vai trò chủ lực thì nay tôm thẻ vươn lên chiếm vị trí số 1. Ông Nguyễn Văn Mì, ở ấp 2, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng) cho biết: “Mấy năm nay tôm sú bị dịch bệnh hoành hành làm chết hàng loạt, trong khi tôm thẻ thắng lớn về năng suất lẫn giá cả”. Ông Nguyễn Văn Mì dẫn chứng, hồi cuối năm 2013, ông bỏ ra 300 triệu đồng nuôi một ao tôm thẻ rộng 4.000m². Đến cuối tháng 2-2014, ông thu hoạch được 5 tấn tôm thẻ loại 40 con/kg, bán cho nhà máy với giá 220.000 đồng/kg, thu lời 700 triệu đồng; thời gian nuôi chỉ mất 87 ngày. Trúng đậm tôm
Bà Phạm Thị Chín ở khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, được biết đến là người thành công với mô hình trồng cây ăn trái, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng.
Kết thúc vụ lúa vừa qua, nông dân trong tỉnh vô cùng phấn khởi vì vừa trúng mùa lại được giá. Nhiều nơi năng suất đạt ngoài mong đợi của người dân và chính quyền địa phương.