Nuôi Cá Lóc Thương Phẩm Đem Lại Hiệu Quả Cao
Sáng 1/11, UBND huyện Tuy An tổ chức tổng kết mô hình thí điểm nuôi cá lóc thương phẩm trong bể xi măng. Mô hình do Phòng NN-PTNT huyện Tuy An thực hiện và chọn hộ gia đình ông Trần Văn Tý ở thôn Giai Sơn, xã An Mỹ tham gia.
Mô hình được thực hiện trên diện tích 120m2, nuôi 2 vụ, thả giống vào tháng 3 và tháng 8/2013 với tổng lượng giống là 13.200 con. Trong thời gian thả nuôi hơn 4 tháng, gặp thời tiết bất lợi đã khiến tỉ lệ cá nuôi hao hụt hơn 20%. Nhờ cá sinh trưởng khá tốt nên kích cỡ cá khi thu hoạch đạt khá tốt, từ 0,7kg/con trở lên. Tổng sản lượng cá thu hoạch của mô hình cả 2 vụ đạt 6.958kg.
Mô hình có tổng kinh phí đầu tư gần 197 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn sự nghiệp phát triển nông nghiệp của huyện hỗ trợ cho hộ tham gia mô hình 30 triệu đồng. Sau khi trừ mọi khoản chi phí và công lao động, mô hình này đã đem lại lợi nhuận cho hộ tham gia hơn 116 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Đó là tổng nhu cầu vốn để đầu tư phát triển cà phê giai đoạn từ nay đến năm 2020, theo đề án quy hoạch cà phê vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt.
Ngày 22/10, Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư (KN&KN) tỉnh Đồng Tháp và Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phối hợp tổ chức tổng kết “Mô hình thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất lúa vụ thu đông năm 2015”.
Những năm qua, dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn đã khiến nhiều nhà vườn trồng nhãn tại ĐBSCL lâm vào cảnh thất mùa, phải tốn nhiều chi phí phòng trị bệnh, thậm chí phải chặt bỏ nhãn để chuyển sang trồng các loại cây ăn trái khác
Ông Huỳnh Văn Sơn, ấp 2, xã An Phước (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) được xem là người “gạo cội” trong nghề trồng dâu. Ông Sơn nổi tiếng vì có vườn dâu cây xum xuê rợp bóng, vào vụ cho trái rất nhiều và luôn cho trái sớm.
Những năm trở lại đây, phát huy thế mạnh của địa phương, xã Dương Phong (Bạch Thông) đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư để tập trung phát triển cây cam, quýt, đưa cây trồng này trở thành chủ lực giúp nông dân nâng cao thu nhập và vươn lên làm giàu.