Nuôi Cá Lóc Thu Tiền Tỷ

Ông Võ Văn Hưng, 61 tuổi (tổ 28, Hòa Quý, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) có thâm niên 23 năm nuôi cá lóc. Năm nay mô hình nuôi cá lóc trong lưới của ông cho thu nhập trên 1 tỷ đồng.
Mỗi năm ông nuôi 2 lứa, mỗi lứa thả 30 nghìn con giống. Sau thời gian nuôi từ 5 - 6 tháng/lứa, cá đạt trọng lượng 1 - 1,5 kg thì xuất bán. Vừa qua ông xuất lứa 2 được 10 tấn cá thương phẩm, với giá 50.000 - 60.000 đ/kg thu về trên 500 triệu đồng.
Theo kinh nghiệm của ông khi nuôi phải chọn con giống tốt. Nếu con giống không tốt thời gian nuôi sẽ kéo dài, tỷ lệ hao hụt lớn. Sau thời gian nuôi thấy cá hay mắc bệnh hao hụt nhiều thì nên thay đổi nơi mua cá giống. Cá lóc thường mắc bệnh tụ huyết trùng, tụt nhớt, thối đuôi, nấm mang, lở mình. Khi cá bị tụ huyết trùng phải thay nước, “đánh thuốc” trộn với thức ăn. Cá tụt nhớt thì đơn giản hơn chỉ cần thay nước, xử lý kháng sinh.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, khi nguồn ếch đồng ngày càng khan hiếm, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã mở trại sản xuất ếch giống và nuôi ếch thịt để cung cấp cho thị trường. Thực tế thấy, mô hình này đang mang lại hiệu quả kinh tế cao và có xu hướng ngày càng mở rộng.

Gần 2 năm nay giá nghêu giống quá thấp, nên ông Trần Văn Vinh (Bảy Vinh), ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có ý tưởng tận dụng trang thiết bị có sẵn ở trại sản xuất nghêu giống để nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm.

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện XDNTM, tiêu chí môi trường tuy đã được các địa phương quan tâm thực hiện song kết quả chưa cao. Để nâng cao tỷ lệ các xã đạt tiêu chí về môi trường, nhiệm vụ đặt ra cho các ban ngành, cơ quan là cần có nhiều giải pháp, mô hình phát triển kinh tế ở nông thôn có tính khả thi như VAC (vườn, ao, chuồng).

Người dân ở các vùng được qui hoạch ngọt hóa ở một số xã tại Bình Đại, Ba Tri (Bến Tre) trong hơn một năm qua đã “lén lút” đào ao nuôi tôm nước mặn vì lợi nhuận từ con tôm quá mạnh mẽ. Dù chính quyền địa phương kiểm soát gắt gao nhưng họ vẫn làm cho bằng được, không ngại khó khăn, tốn kém, cản trở…

Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) nhiều gia đình đã lựa chọn mô hình nuôi ngan đen để phát triển kinh tế. Đây được đánh giá là nghề hái ra tiền bởi chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế rất khả quan.