Thu Nhập Cao Từ Trồng Cà Chua
Đến thôn Tứ Thể xã Đại Phú, huyện Sơn Dương không ai là không biết gia đình anh Nguyễn Thanh Tâm, bởi anh là hộ gia đình trẻ làm kinh tế giỏi của thôn. Xây dựng gia đình năm 2005, khi ra ở riêng được bố mẹ cho 3 sào ruộng và hỗ trợ làm được ngôi nhà nhỏ hai gian lợp ngói; cuộc sống gia đình rất khó khăn, quanh năm chỉ cấy lúa, trồng ngô, khoai và phải đi làm thuê đủ nghề vất vả mà vẫn khó khăn đủ bề.
Từ những khó khăn về kinh tế, anh đã nảy sinh nhiều ý tưởng làm giàu, nhưng vốn liếng thì không có. Anh nghĩ: “phải thay đổi cách thức sản xuất trên chính đồng ruộng của mình thì mới có thể phát triển được”, từ đó anh tìm hiểu cách làm ăn của những người sản xuất khá ở trong vùng và nhận thấy phải lựa chọn các loại cây trồng có giá trị kinh tế phù hợp với chính chân ruộng của gia đình mình để gieo trồng cho thu nhập cao. Qua các lớp tập huấn khuyến nông và phương tiện thông tin đài, báo anh nhận thấy cây cà chua là loại cây rất phù hợp với đồng ruộng nơi đây mà kỹ thuật trồng cũng không khó, lại cho thu nhập khá cao so với một số cây trồng khác...
Vụ đông năm 2008 gia đình anh trồng 2 sào cà chua trên đất 2 vụ lúa, mới bắt tay vào trồng thử nghiệm, anh nhận được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông về kỹ thuật chọn giống, ươm cây con, chăm sóc và thu hoạch, mỗi sào cho năng suất từ 1 đến 1,1 tấn. Sau khi trừ chi phí, với giá bán tại vườn 4.000 đồng/kg, mỗi sào anh chị thu được hơn 4 triệu đồng, cao hơn hẳn một số cây trồng khác.
Qua làm thử vụ đầu cho thấy cây cà chua cho năng suất cao, dễ tiêu thụ và đem lại thu nhập cao. Vụ Đông năm 2009 anh quyết định sử dụng toàn bộ diện tích ruộng lúa 2 vụ của gia đình hiện có là 3 sào và mượn thêm 3 sào để trồng cà chua. Với kinh nghiệm tích luỹ được cộng với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ kỹ thuật, anh chuẩn bị hạt giống và gieo ươm hạt từ cuối tháng ; thu hoạch lúa mùa xong, tranh thủ làm đất bố trí kết thúc trồng cà chua vào tháng 9, tính toán để có đợt cà chua chín sớm hơn để bán đầu vụ được cao.
Anh cho biết, cây cà chua thời gian sinh trưởng ngắn từ 75 đến 80 ngày, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh hại, chăm sóc tốt cho năng suất cao từ 1- 1,2 tấn/sào/vụ; sau khi trừ chi phí gia đình anh thu được trên 20 triệu đồng, anh dự kiến vụ Đông năm 2010 sẽ mượn thêm đất mở rộng diện tích trồng cà chua, dưa hấu và mướp đắng.
Từ kinh nghiệm thực tế trong sản xuất của gia đình, anh chị tích cực tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều người trong thôn cùng gieo trồng cây cà chua vụ đông để tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Quy mô cánh đồng lớn theo từng nhóm cây trồng chính sản xuất liên vùng vừa được UBND tỉnh quy định tại Quyết định 19 về Quy định quy mô diện tích tối thiểu cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015 - 2020.
Nông dân trong tỉnh An Giang đang xuống giống vụ đông xuân 2015 – 2016. Đối với một số địa phương sản xuất vụ thu đông, lúa đã trổ đồng. Lũ nhỏ, ruộng lúa của nông dân bị chuột cắn phá nhiều, chi phí gieo sạ cũng tăng cao.
Từ ngày 1/1 đến ngày 30/9, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,351 triệu tấn, trị giá FOB 1,81 tỷ USD, trị giá CIF 1,86 tỷ USD.
Nếp là sản phẩm chủ lực của huyện Phú Tân, với tổng diện tích khoảng 20.000 héc-ta trên địa bàn. Nhãn hiệu tập thể “Nếp Phú Tân” đã có mặt trên thị trường (2009) được UBND huyện triển khai nhiều hoạt động để đưa danh tiếng của loại đặc sản này vươn xa.
Được sự điều phối từ Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Quốc gia, TTKN tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện dự án “Áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa”.