Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Trạm Bơm Tiền Tỷ Để… Bỏ Hoang

Xây Trạm Bơm Tiền Tỷ Để… Bỏ Hoang
Ngày đăng: 25/02/2014

Do nằm ven phá Tam Giang, nên 70ha ruộng lúa vùng Thất Tộc của xã viên Hợp tác xã nông nghiệp Thống Nhất ở xã Quảng Thái (Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế) thường xuyên bị ngập úng nặng.

Tình trạng này khiến hoạt động sản xuất của 450 hộ xã viên trong HTX chồng chất khó khăn do không chủ động được việc tiêu úng. Trước tình hình đó, năm 2010, UBND huyện Quảng Điền đầu tư 1 tỷ đồng để xây dựng 2 trạm bơm tiêu úng cho diện tích ruộng lúa này. 2 trạm bơm được xây dựng với thiết kế chạy bằng điện, có tổng cộng 6 mô-tơ.

Tuy nhiên, khi ở giai đoạn hoàn thành, do không đủ kinh phí để lắp đặt hệ thống đường điện phục vụ cho việc vận hành nên các công trình này phải sử dụng động cơ chạy bằng dầu diesel. Tình trạng này khiến các công trình sau khi hoàn thành không thể dùng sức người để khởi động máy.

Trước tình hình trên, HTX Thống Nhất đã tiến hành cải tạo một số thiết bị của các trạm bơm để vận hành nhưng không mang lại kết quả. Đến nay, đã hơn 3 năm kể từ khi được khánh thành nhưng 2 công trình chưa một lần phát huy tác dụng và nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng.

Theo ông Hồ Hai- Chủ nhiệm HTX Thống Nhất, do 2 trạm bơm trên không phát huy tác dụng nên HTX phải thuê tư nhân tiến hành tiêu úng trong mỗi vụ sản xuất. Các hộ xã viên phải chi trả khoản phí tiêu úng rất cao, với mức bình quân 17kg lúa/sào ruộng.

Trong khi đó, việc thuê tiêu úng thường không đạt yêu cầu về tiến độ khiến hoạt động xuống giống của người dân không kịp thời vụ và lúa thường xuyên bị thiệt hại nặng do bị ngập kéo dài. “Chi phí tiêu úng cao và lúa lại bị hư hại nhiều do tiêu úng chậm khiến các hộ xã viên bị lỗ nặng trong mỗi vụ sản xuất. Vì vậy mà hiện nay họ không còn mặn mà với đồng ruộng”- ông Hai cho biết.

Theo UBND xã Quảng Thái, chính quyền xã cũng đã có tờ trình kiến nghị UBND huyện Quảng Điền đầu tư kinh phí khắc phục, sửa chữa 2 công trình thủy lợi này nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân Lạng Sơn ứng dụng khoa học vào phát triển cây ăn quả Nông dân Lạng Sơn ứng dụng khoa học vào phát triển cây ăn quả

Nhiều hộ nông dân ở thôn Cây Hồng, Gia Cát (Cao Lộc) trồng và chăm sóc cây mận lai ghép với cây táo đem lại hiệu quả kinh tế cao.

29/10/2015
Tập trung khôi phục vườn, thương hiệu cam sành Tập trung khôi phục vườn, thương hiệu cam sành

Xác định cam sành là một trong những cây trồng thế mạnh, Tam Bình (Vĩnh Long) đang hỗ trợ giống sạch bệnh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm tiến tới khôi phục lại diện tích trồng.

29/10/2015
Hiệu quả vườn chuyên canh ở xã Long Khánh Hiệu quả vườn chuyên canh ở xã Long Khánh

Thực hiện chủ trương cải tạo vườn tạp, chuyển đất trồng lúa sang trồng cây có múi giá trị kinh tế cao như: Sầu riêng hạt lép giống Ri 6, Monthong, bưởi da xanh...Đến thời điểm này, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã trồng được 1.323 ha vườn cây ăn trái

29/10/2015
Nâng cao chất lượng trái xoài xuất khẩu sang Nhật Nâng cao chất lượng trái xoài xuất khẩu sang Nhật

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, cùng các sở, ngành liên quan và Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) vừa có buổi làm việc với UBND huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) về dự án xây dựng cánh đồng lớn sản xuất và xuất khẩu xoài sang thị trường Nhật Bản.

29/10/2015
Trao cơ hội thoát nghèo cho người dân Mường Lát Trao cơ hội thoát nghèo cho người dân Mường Lát

8 giờ 30 buổi lễ trao tặng 150 con bò giống cho người nghèo ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa) mới diễn ra nhưng Sòng A Chu đã đến UBND xã Trung Lý trước đó nhiều giờ. Chu cho biết, anh háo hức đến sớm để xem con bò của mình được nhận trông ra sao.

29/10/2015