Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Hồi Thiệt Hại Nặng Sau Lũ Quét Bản Khoang

Nuôi Cá Hồi Thiệt Hại Nặng Sau Lũ Quét Bản Khoang
Ngày đăng: 16/09/2013

Do suy giảm nguồn cung nên cá hồi tại thị trấn Sa Pa tăng giá khoảng 40-50 nghìn đồng/kg. Nguyên nhân là do hai cơ sở nuôi và cung ứng cá hồi, cá tầm lớn nhất ở Sa Pa bị thiệt hại nặng trong trận lũ quét vừa qua.

Chị Nguyễn Thị Lan, chủ một nhà hàng lớn ở phố Cầu mây (thị trấn Sa Pa) cho biết, từ sau lũ quét xảy ra tại xã Bản Khoang, giá cá hồi nhập vào tăng từ 170- 180 nghìn đồng/kg tăng lên 210- 220 nghìn/kg, loại cá từ 1,2- 1,5 kg/con.

Không chỉ tăng giá, mà còn không mua được loại cá chất lượng cao của HTX Can Hồ A (xã Bản Khoang- Sa Pa), khan hiếm cá tầm và cá hồi của cơ sở Thịnh Mơ (tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa). Đây là hai trong số những cơ sở nuôi và cung ứng cá hồi, cá tầm chất lượng cao, sản lượng lớn nhất trên địa bàn huyện Sa Pa hiện nay.

Trận lũ quét dữ dội xảy ra đêm 4-9 vừa qua đã “xóa sổ” toàn bộ HTX cá nước lạnh Can Hồ A. Ông Nguyễn Cẩm Lũy, Chủ nhiệm HTX Can Hồ A cho biết: Lũ quét đã phá hủy 12/15 ao ươm giống và nuôi cá hồi thương phẩm, cuốn trôi bảy tấn cá tầm, 17 tấn cá hồi cùng toàn bộ số cám nuôi cá nhập khẩu từ Phần Lan và Pháp, tổng thiệt hại khoảng hơn 20 tỷ đồng.

Cũng tại xã Tả Phìn (Sa Pa), lũ quét đã tràn qua hệ thống ao nuôi cá hồi của cơ sở Thịnh Mơ, cuốn trôi ra suối Ngòi Đum hàng chục tấn cá thương phẩm.

Được biết, tại huyện Sa Pa hiện có trên 30 cơ sở nuôi cá hồi, cá tầm, với tổng sản lượng khoảng 150 tấn cá thương phẩm/năm.

HTX Can Hồ A và cơ sở Thịnh Mơ là hai địa chỉ cung cấp lượng cá hồi, cá tầm lớn của Sa Pa đã bị thiệt hại nặng do lũ quét. Chính vì vậy, nguồn cung ứng cá hồi và cá tầm cho các nhà hàng, khách sạn tại thị trấn Sa Pa suy giảm, khiến cá tăng giá mạnh.


Có thể bạn quan tâm

Người Nuôi Tôm Chưa Yên Tâm Người Nuôi Tôm Chưa Yên Tâm

Thời tiết sau Tết Nguyên đán đã nắng ấm, nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh Phú Yên đang thả giống. Thế nhưng, chất lượng con giống chưa được kiểm soát chặt chẽ khiến nhiều hộ nuôi tôm không yên tâm. Sở NN-PTNT đề nghị các địa phương có nuôi tôm tăng cường quản lý vùng nuôi, kiểm soát chặt chẽ nguồn tôm giống không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch.

05/03/2015
Năm 2015, Ngành Nông Nghiệp Tỉnh Phấn Đấu Khai Thác Và Nuôi Trồng 191.200 Tấn Thủy Sản Năm 2015, Ngành Nông Nghiệp Tỉnh Phấn Đấu Khai Thác Và Nuôi Trồng 191.200 Tấn Thủy Sản

Tuy vậy, nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh ta còn thiếu tính bền vững, tình trạng xả nước thải trực tiếp từ các ao hồ ra môi trường diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi chưa được quan tâm đúng mức, nên dịch bệnh đã phát sinh ở nhiều địa phương. Sản lượng thủy sản khai thác được khá lớn, nhưng chất lượng không cao, nên giá trị xuất khẩu còn thấp…

05/03/2015
Cần Xử Lý Các Cơ Sở Nuôi Chim Yến Vi Phạm Cần Xử Lý Các Cơ Sở Nuôi Chim Yến Vi Phạm

Cường độ âm thanh dẫn dụ chim yến không vượt quá 70 đề xi pen trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ và không được sử dụng âm thanh từ 21 giờ đến 6 giờ sáng. Chủ cơ sở nuôi chim yến phải thực hiện quy định về vệ sinh thú y và phòng, chống dịch bệnh. Đối với các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở nuôi chim yến sau thời điểm thông tư này có hiệu lực phải phù hợp với quy hoạch và được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp huyện…

05/03/2015
Nuôi Vịt Trời Cho Thu Nhập Cao Nuôi Vịt Trời Cho Thu Nhập Cao

Năm 2010, từ đôi vịt trời vướng vào lưới đánh cá, anh Tô Quang Dần, thôn Đông Phú, xã Đông Phú, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã đem về nuôi và thuần hóa. Sau khoảng bảy tháng, vịt trời đẻ lứa trứng đầu tiên, anh Dần đem trứng cho gà ấp để nhân giống. Sau bốn tháng chăm sóc, lứa vịt trời đầu tiên được xuất bán với giá từ 220 đến 250 nghìn đồng/con. Trước hiệu quả kinh tế nhờ nuôi vịt trời đem lại, anh Dần đã tăng quy mô đàn.

05/03/2015
Phòng Trừ Bệnh Cho Tằm Vụ Xuân Phòng Trừ Bệnh Cho Tằm Vụ Xuân

Chăm sóc dâu đầy đủ; bón cân đối các loại phân đạm-lân-kali, đủ định lượng, đúng lúc và đúng cách. Hái dâu đúng kỹ thuật và theo yêu cầu tuổi tằm: tằm nhỏ (tuổi 1 đến tuổi 3) ăn lá dâu non, tằm lớn (tuổi 4 - tuổi 5) ăn lá dâu thành thục và lá già. Sát trùng nhà cửa và dụng cụ nuôi tằm bằng dung dịch foocmol 0,2% trước và sau mỗi lứa nuôi.

05/03/2015