Nuôi Cá Diêu Hồng Cho Thu Nhập Cao

Cùng với các loại hoa quả, cây cảnh... được tạo dáng, chăm sóc kỹ để phục vụ người tiêu dùng vào dịp Tết Canh Dần, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn có thêm sản phẩm mới là cá diêu hồng (còn gọi là cá rô phi đỏ) đang được tiêu thụ mạnh.
Theo tục lệ hàng năm, vào ngày 23 tháng chạp, dân ta có tập quán cúng tiễn ông Táo về trời và phóng sinh một con cá chép. Do có màu sắc, hình dáng đẹp, thịt cá thơm ngon nên ngoài việc mua về cúng ông Táo, phóng sinh, cá diêu hồng còn là “thực đơn” trong bữa ăn của nhiều gia đình trong những ngày Tết. Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời thực hiện chương trình chuyển đổi cây trồng, con nuôi đem lại hiệu quả kinh tế trên một đơn vị canh tác, nhiều hộ gia đình ở huyện Hàm Tân (Bình Thuận) đã tham gia đầu tư nuôi cá diêu hồng và được hỗ trợ 20% về thức ăn, 40% con giống và kỹ thuật nuôi trồng của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư. Ước sản lượng vụ đầu tiên cung cấp cho thị trường vào dịp Tết năm nay khoảng vài chục tấn.
Theo ông Đặng Ngọc Sâm ở thôn 1, xã Tân Phúc, Hàm Tân: gia đình ông thả nuôi thử nghiệm 5.000 con giống trên diện tích 1.000 m2 ao đất. Sau 6 tháng nuôi, hiện nay cá đạt bình quân 0,5 kg/con, sản lượng ước đạt hơn 17,5 tấn/ha. Cá diêu hồng dễ nuôi, ăn mùn bã hữu cơ, các loại cám, rau để bổ sung nguồn thức ăn cho cá, ông tận dụng các loại phụ phẩm chế biến từ hải sản như vỏ tôm, râu mực... nên chi phí thấp. Ông thường xuyên kiểm tra, theo dõi xử lý vệ sinh nguồn nước ao sạch để cá phát triển tốt và không bị nhiễm bệnh. Ông Sâm dự tính, với giá bán sỉ và bán lẻ dao động từ 25.000 đến hơn 30.000 đồng/kg, gia đình ông thu lãi ròng trên 12 triệu đồng.
Mô hình nuôi cá diêu hồng đang mở ra hướng làm ăn mới, được bà con nông dân hưởng ứng. So với các loại khác như cá rô phi, cá trê..., cá diêu hồng dễ nuôi, chi phí thấp và thị trường đang tiêu thụ mạnh không chỉ vào dịp Tết.
Có thể bạn quan tâm

Cá rô phi đỏ hay còn gọi là cá điêu hồng (Red Tilapia) hiện đang được nuôi khá phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, mang lại giá trị kinh tế cao. Những đặc điểm sinh học cơ bản trong điều kiện thả nuôi được xác định như sau

Người nuôi cá điêu hồng không ai không gặp qua bệnh nổ mắt và bệnh trắng mang, thối mang trên cá điêu hồng. Bệnh thường xảy ra vào mùa có nhiệt độ nước tăng cao, khi hàm lượng oxy hoà tan trong nước thấp, cá nuôi với mật thả cao, trọng lượng cá từ 100g trở lên. Bệnh xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi (50-70%). Thông tin sau sẽ giúp người nuôi hiểu rõ hơn về hai bệnh này từ đó có cách phòng trị

Mô hình nuôi cá điêu hồng trong vèo lưới đặt trong ao có thể là kiểu nuôi đại diện cho các mô hình nuôi ao, nuôi lồng, bè, bởi những ưu điểm như: Thịt cá sẽ không hôi mùi cỏ; mật độ thả cá cao hơn vài lần so với nuôi ao đất...

Cùng với các loại hoa quả, cây cảnh... được tạo dáng, chăm sóc kỹ để phục vụ người tiêu dùng vào dịp Tết Canh Dần, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn có thêm sản phẩm mới là cá diêu hồng (còn gọi là cá rô phi đỏ) đang được tiêu thụ mạnh

Ông Nguyễn Văn Thiền, ngụ ấp Mỹ Khánh, xã Mỹ Hòa Hưng nuôi cá điêu hồng mang lại thu nhập cao, cải thiện cuốc sống gia đình. Sau đây là những kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi mà anh có được sau một vụ nuôi