Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá điêu hồng

Kỹ Thuật Thả Cá Giống Vụ Xuân

Kỹ Thuật Thả Cá Giống Vụ Xuân
Ngày đăng: 22/11/2013

Chuẩn bị ao: Đối với ao mới thả lần đầu cần thay nước vài lần cho hết nước chua, đáy có lớp bùn dày 10-15cm. Rắc 10-15 kg vôi bột/100 m2 ao, trộn đều với bùn và phơi khô cho đến khi nứt chân chim, sau đó cho nước ngập, ban đầu 0,8-1m, sau khoảng 1 tháng cho ngập 1,2-1,5m.  
Bón lót phân tạo màu cho nước bằng một trong ba loại phân sau: Phân chuồng hoai mục 30-40 kg, phân xanh 15- 20 kg hoặc 0,7-0,9 kg urê+ 0,4-0,6 kg super lân Lâm Thao. Sau khi bón phân 15-20 ngày, thấy nước ao có màu xanh vỏ đỗ hoặc nõn chuối là có thể thả cá giống.

Đối với ao cũ, tháo cạn nước, bắt hết cá tạp, tôn tạo lại bờ, cống cấp thoát nước. Lấp kín các hang hốc nếu có, vớt bỏ bớt lớp bùn cũ, chỉ để lớp bùn đáy dày khoảng 20 cm. Bón lót phân và vôi bột.

Khử trùng phòng bệnh cho cá giống: Trước khi thả, tắm cá trong dung dịch muối ăn nồng độ 2- 3% trong 5 -10 phút hoặc dùng thuốc tím (1g thuốc tím hoà trong 50-100 lít nước sạch) tắm trong 10-20 phút hoặc dung dịch đồng sun phát (CuSO4) 0,5 - 0,7g/m3 nước, tắm cá trong 20 -30 phút.

Mật độ thả: Nếu thả quá dày, môi trường nước thiếu ôxy, cá không lớn được. Tuỳ vào hình thức nuôi, thả cá trong ao nước tĩnh hay ao nước chảy với mật độ tối đa 3 con/m2 mặt nước.

Cách thả: Thời vụ thả cá tốt nhất là tháng 3-4 hằng năm. Nên mua cá giống ở những cơ sở sản xuất có uy tín. Vận chuyển cá giống vào lúc trời mát.

Khi thả cá giống, đầu tiên bà con nên ngâm túi nilon đựng cá vào trong nước ao hồ định nuôi khoảng 15-20 phút để cá làm quen với môi trường sống mới, tránh hiện tượng cá bị sốc. Sau đó, mở một đầu túi, cho nước chảy từ từ vào, để cá bơi tự nhiên ra.

Nếu có điều kiện, nên quây lưới mắt nhỏ vào một góc ao hồ, thả cá giống vào đó, chăm sóc khoảng 20-30 ngày cho cá quen dần với môi trường sống mới, tỷ lệ sống của cá sẽ cao hơn.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Thả Cá Giống Vụ Xuân Kỹ Thuật Thả Cá Giống Vụ Xuân

Chuẩn bị ao: Đối với ao mới thả lần đầu cần thay nước vài lần cho hết nước chua, đáy có lớp bùn dày 10-15cm. Rắc 10-15 kg vôi bột/100 m2 ao, trộn đều với bùn và phơi khô cho đến khi nứt chân chim, sau đó cho nước ngập, ban đầu 0,8-1m, sau khoảng 1 tháng cho ngập 1,2-1,5m.

22/11/2013
Kỹ Thuật Nuôi Cá Điêu Hồng Sau Vụ Tôm Kỹ Thuật Nuôi Cá Điêu Hồng Sau Vụ Tôm

Sau khi đã thu hoạch tôm, tháo cạn nước, nếu ao không thoát tự nhiên thì phải dùng máy bơm bơm hết nước và hút bùn nhão dưới đáy ao ra ngoài.

15/02/2014
Bệnh thường gặp trên cá điêu hồng và cách phòng trị Bệnh thường gặp trên cá điêu hồng và cách phòng trị

Người nuôi cá điêu hồng không ai không gặp qua bệnh nổ mắt và bệnh trắng mang, thối mang trên cá điêu hồng. Bệnh thường xảy ra vào mùa có nhiệt độ nước tăng cao, khi hàm lượng oxy hoà tan trong nước thấp, cá nuôi với mật thả cao, trọng lượng cá từ 100g trở lên.

06/11/2015
Kỹ thuật nuôi cá Điêu Hồng Kỹ thuật nuôi cá Điêu Hồng

Cá rô phi đỏ (red Tilapia), thường gọi cá điêu hồng được nhập vào nước ta năm 1985 từ Malaysia. Cá rô phi đỏ là loài cá dễ nuôi, nhanh lớn, chất lượng thịt ngon và rất được giới tiêu dùng ưa chuộng.

06/11/2015
Kỹ thuật chăm sóc cá Diêu Hồng Kỹ thuật chăm sóc cá Diêu Hồng

Cá điêu hồng hay cá diêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ (danh pháp khoa học: Oreochromis sp.) là một loài cá nước ngọt thuộc họ Cá rô phi (Cichlidae) có nguồn gốc hình thành từ lai tạo. Thuật ngữ diêu hồng hay điêu hồng được xuất phát từ việc dịch từ tiếng Trung Quốc.

09/11/2015