Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Đặc Sản

Nuôi Cá Đặc Sản
Ngày đăng: 03/09/2014

Trong các loại cá mà anh Thắng từng nuôi thử nghiệm trong lồng thì loại cá nheo và trê lai là 2 loại cá da trơn rất dễ nuôi.

Sau thời gian nghiên cứu đặc tính sinh sống, nguồn thức ăn của cá nheo, năm 2012 anh Cao Đại Thắng, tổ 13, thị trấn Na Hang (Tuyên Quang) mạnh dạn lên lòng hồ thủy điện Na Hang dựng lều, đóng lồng thả nuôi các loại cá này.

Anh mua các loại tôm, tép, cá tạp của những người đánh bắt trên hồ làm thức ăn nuôi cá đặc sản. Ban đầu vốn ít anh chỉ đóng 5 chiếc lồng, mỗi lồng rộng 4 mét vuông, thả nuôi khoảng 600 con cá nheo.

Để có nguồn thức ăn cho cá, anh đăng ký với những hộ thả vó đèn, rọ tôm trên hồ. Nếu có tôm, cá tạp không bán được cho ai thì họ chuyển đến để anh nuôi cá. Theo cách tính của anh Thắng, mỗi kg cám nuôi cá, giá từ 15 - 17 nghìn đồng; trong khi mỗi kg cá tạp lúc đắt nhất là 4.000 đồng, khi rẻ chỉ 2.000 đồng/kg.

Các loại cá tạp đem về, con nhỏ anh thả thẳng xuống lồng nuôi cá lớn để chúng ăn thẳng, những lồng nuôi cá còn nhỏ thì dùng dao băm vụn cá tạp rồi vãi xuống. Cứ vậy, nguồn thức ăn cho cá luôn sạch sẽ, cá lớn nhanh, chỉ 3 tháng mùa hè, anh xuất bán được 1 lứa cá nheo, với mức lớn trung bình 1,2 kg/con. Giá bán buôn luôn ổn định mức 100.000 - 120.000 đồng/kg, khách hàng quen thuộc đã đến tận lồng cá để mua.

Theo tính toán của anh Thắng, cứ nuôi 100 con cá nheo trong thời gian 3 tháng, chi phí thoải mái mới hết khoảng 2 triệu đồng (gồm 700.000 đồng tiền con giống, 300.000 đồng tiền thuốc khử trùng, 1 triệu đồng gồm tiền mua cá tạp làm thức ăn và tiền tu bổ, sửa chữa lồng, lưới). Nếu trừ hết các khoản chi phí, cứ 100 con cá xuất bán, sẽ lãi khoảng 5 triệu đồng. Mỗi lồng nuôi 600 con, trừ hao đến khi xuất bán còn khoảng 400 con, có lãi khoảng 20 triệu đồng.

Trong các loại cá mà anh Thắng từng nuôi thử nghiệm trong lồng thì loại cá nheo và trê lai là 2 loại cá da trơn rất dễ nuôi, vì chúng ăn các loại cá tạp, lớn nhanh nên chi phí tiền thức ăn rất thấp, cho hiệu quả cao. Cá nuôi có sức đề kháng tốt, rất ít khi bị mắc bệnh.

Những loại cá trắm, trôi, mè, chép, rô phi chỉ có ưu điểm là cá giống rất rẻ, nhưng thức ăn phải là cám nuôi nên khá đắt. Sức đề kháng của cá rất kém. Phải thường xuyên khử trùng khu vực nuôi, nhưng cá vẫn hay mắc bệnh sâu cước và lở loét mồm.

Hơn nữa nuôi lại chậm lớn, mỗi năm chỉ được 1 lứa, lúc thả thì dày đặc, đến khi thu hoạch tỷ lệ hao hụt hơn 40%, nếu trừ vào các khoản chi phí khác, cùng với thời tiết thuận lợi, chủ nuôi may mắn lắm mới lời lãi được chút ít. Còn nuôi cá lăng thì giá giống rất đắt, thời gian nuôi khoảng 3 năm, rủi ro cao. Do đó, gia đình anh Thắng đã chọn nuôi cá nheo.

Mới đây UBND huyện Na Hang có chủ trương hỗ trợ cho các hộ nuôi cá sạch 600 nghìn đồng/1 lồng cá, tiến tới xây dựng thương hiệu "Cá hồ Na Hang", anh Thắng đã nhận đăng ký mở rộng nuôi trên 40 lồng, nhằm đáp ứng nhu cầu cá đặc sản cho thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Cùng liên kết để phục hồi và phát triển cây hồ tiêu Cùng liên kết để phục hồi và phát triển cây hồ tiêu

Dự án phát triển nông nghiệp bền vững do tổ chức Roots of Peace (ROP/Hoa Kỳ) tài trợ thực hiện phục hồi và trồng mới cây hồ tiêu trên địa bàn 3 xã Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa.

02/11/2015
Cần sớm nghiên cứu phòng, trừ sâu bệnh hại trên cây mắc ca Cần sớm nghiên cứu phòng, trừ sâu bệnh hại trên cây mắc ca

Các giống đưa vào trồng là cây giống ghép đã được trồng khảo nghiệm tại Tây Nguyên như: OC, 246, 816, 849, 842, 741…

02/11/2015
Hiệu quả mô hình trồng su su lấy ngọn ở xã Hồng Thái Tuyên Quang Hiệu quả mô hình trồng su su lấy ngọn ở xã Hồng Thái Tuyên Quang

Xã Hồng Thái (Nà Hang, Tuyên Quang) nằm ở độ cao trung bình trên 1.000 m so với mực nước biển, địa hình núi cao có độ dốc lớn.

02/11/2015
Siết chặt quản lý sản xuất kinh doanh giống cây trồng Siết chặt quản lý sản xuất kinh doanh giống cây trồng

Ông Đào Duy Tâm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, để quản lý tốt về giống cây trồng trên địa bàn TP, Sở đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất thử các giống cây trồng mới...

02/11/2015
 Phát triển cây quế, hồi Phát triển cây quế, hồi

Là một xã nằm cách xa trung tâm huyện, với điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn. Từ lâu, cây hồi, cây quế đã trở thành những cây trồng mũi nhọn, góp phần xóa đói giảm nghèo, đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con xã Yên Cư (Chợ Mới, Bắc Kạn).

02/11/2015