Nuôi cá chình hoa bằng thức ăn công nghiệp
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã mở ra hướng mới cho nghề nuôi cá chình ở nước ta.
Dây chuyền sản xuất thức ăn cho cá chình.
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng được quy trình sản xuất thức ăn cho cá chình, sử dụng dây chuyền có công suất 500 kg/giờ, sản lượng 800 tấn/năm, giá thành rẻ hơn so với thức ăn nhập khẩu của Trung Quốc từ 18 - 25%.
Hiện dây chuyền này đã sản xuất được trên 5 tấn thức ăn cho cá chình giống và trên 30 tấn thức ăn cho cá chình nuôi thương phẩm.
Đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao. Trong tương lai, dự án sẽ được triển khai với quy mô thương mại để cung cấp sản phẩm ra thị trường.
Thạc sỹ Hoàng Văn Duật cho biết hiện nhóm nghiên cứu đang tập trung triển khai dự án thức ăn cho cá chình.
Dự án này dựa vào đề tài sản xuất thức ăn cho cá chình từ enzim và một số nguyên liệu của Việt Nam. Đề tài do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng 3 chủ trì và nhóm triển khai thực hiện từ năm 2012 - 2014 đã thành công.
Hiện nay dự án đang triển khai tiếp tục. Cùng với sự phối hợp với Công ty TNHH Nuôi trồng Vạn Xuân, nhóm sản xuất được thức ăn bột mịn cho cá chình, bước đầu thấy thức ăn tương đương nhập từ Trung Quốc, cá bắt mồi tốt.
Trong quá trình thực hiện đề tài, Thạc sĩ Hoàng Văn Duật và nhóm cộng sự đã phối hợp với Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân kết hợp lồng ghép các nội dung nghiên cứu khoa học với các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhờ đó tiết kiệm được nhân lực, tăng tính khả thi.
Trang trại gồm hệ thống trại ương cá chình giống trong nhà, hệ thống ao nuôi cá chình thương phẩm có mái che, gần 20 ao nuôi cá chình trên diện tích 5ha, đảm bảo cung cấp cá chình giống và thương phẩm đạt tiêu chuẩn.
Năm 2014, công ty cung cấp ra thị trường khoảng 700.000 con giống với doanh thu đạt 15 tỷ đồng. Riêng cá chình thương phẩm thu hoạch khoảng 30 tấn, lợi nhuận hơn 5 tỷ đồng.
Bà Trần Thị Tuyết – Giám đốc Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân cho biết trong quá trình thực hiện phối hợp thức ăn cho kết quả khả quan, năm vừa rồi Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất nhỏ thì lượng thức ăn cá bắt mồi rất tốt, so với nhập ngoại thì thức ăn sản xuất ra không thua kém. Sắp tới Công ty sẽ tiếp tục phối hợp với Viện để đưa công nghệ này phát triển.
Với những kết quả đem lại của đề tài, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đánh giá triển vọng của nghề nuôi cá chình rất lớn, đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.
Việc hoàn thiện và đưa ra quy trình nuôi phù hợp, nhất là sử dụng thức ăn công nghiệp vào nuôi cá chình sẽ giúp nghề nuôi phát triển bền vững trong thời gian tới. Hiện thạc sĩ Hoàng Văn Duật và nhóm cộng sự đã từng bước hoàn thiện quy trình nuôi cá chình giống và thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Vì sao “hạt ngọc” Việt rơi vào tình cảnh “3 không”- không thuần loại, không truy xuất được nguồn gốc, không thương hiệu?
Tổng giá trị xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ước đạt 1.237,819 triệu USD, bằng 107,6% so với kế hoạch năm, về đích trước 2 tháng. Đó là những tín hiệu vui đối với kinh tế Thanh Hóa.
Thời gian qua, thực hiện nhiều phong trào thi đua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, đã có những việc làm thiết thực cùng với cấp ủy đảng, chính quyền phấn đấu hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Thạc sĩ Nguyễn Đình Vượng, Trung tâm Nghiên cứu Thủy nông và Cấp nước - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, đã nghiên cứu thành công đề tài giúp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống thủy lợi nội đồng, phục vụ phát triển các mô hình sản xuất nông - ngư nghiệp.
Ngày 11/11, Ban điều hành dự án thêm cây do tổ chức phi chính phủ trồng và khai thác rừng Đan Mạch (DDS) có buổi làm việc với Hội Nông dân Hà Tĩnh nhằm đánh giá kết quả thực hiện thời gian qua và triển khai nhiệm vụ thời gian tới.