Nuôi cá chạch lấu
Trước đây, giống cá chạch lấu chủ yếu đánh bắt ngoài thiên nhiên.
Nhưng hiện nay, loại cá này đang được nuôi chủ yếu ở ba loại hình:lồng bè, bể, ao đất. Loại cá này đang được thị trường ưa chuộng, nhất là các nhà hàng, quán ăn đặc sản.
Giá bán chạch lấu dao động từ 280 đến 300 nghìn đồng/kg, có thể đem về cho người nuôi nguồn thu nhập ổn định.
Chạch lấu ưa sống tại các khe đá thuộc sông suối, nơi có dòng nước chảy xiết, hàm lượng ô-xy hòa tan cao.
Khi còn nhỏ, thức ăn chủ yếu của cá là giun, ấu trùng côn trùng, giáp xác nhỏ.
Khi lớn, cá ăn côn trùng trưởng thành, tôm, tép, cá nhỏ và mùn bã hữu cơ.
Hiện quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá chạch lấu đã được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, Trường đại học Cần Thơ, Ðại học An Giang nghiên cứu, hoàn thiện và nhân rộng ra các trại giống trên cả nước.
Ðược biết, năm 2012, Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang đã xây dựng mô hình nuôi chạch lấu thương phẩm trên diện tích 1.400 m2; mật độ thả sáu con/m2; sử dụng cá tạp, cua, ốc, tép làm thức ăn.
Sau 10 tháng, cá phát triển tốt, ít bị bệnh, tỷ lệ sống đạt 80%, trọng lượng đạt 0,3 kg/con; với sản lượng khoảng hai tấn, trừ chi phí (giống, thức ăn, thuê ao) còn lãi hơn 200 triệu đồng.
Ở miền bắc, mô hình nuôi cá chạch lấu phát triển mạnh tại các huyện Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Gia Lộc (Hải Dương).
Nuôi chạch lấu trong ao đất diện tích nhỏ, trong bể là giải pháp phù hợp cho những nơi diện tích đất bị thu hẹp.
Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi, nên mua cá giống có kích cỡ khoảng 5 cm trở lên; không nên thả giống cỡ nhỏ, tỷ lệ nuôi sống sẽ thấp.
Có thể bạn quan tâm
Để phòng bệnh cho cá ta phải bắt đầu từ giai đoạn thả giống. Trước khi thả cá, ta cải tạo và xử lý nước thật kỹ bằng vôi công nghiệp và Vimekon.
Anh Lê Phúc (38 tuổi), ở thôn Phò Nam, xã miền núi Hoà Bắc (Hoà Vang – TP. Đà Nẵng) có mô hình nuôi cá chình trong hồ xi măng thu lợi nhuận cao.
Cá chình có nhiều loài khác nhau (trên thế giới có tới 20 loài). Riêng ở Việt Nam, có một số loài cá chình có giá trị cao như: Chình mun, chình bông, chình nhọn, chình Nhật Bản... Chúng có kích cỡ khác nhau, có con dài tới hơn 1m và nặng tới cả chục kg.
Ở miền Trung, cá chình bông có nhiều ở một số khe, suối trong khu vực núi rừng. Khi đến tuổi sinh sản, chúng lại xuôi theo các dòng sông ra tận ngoài biển để sinh đẻ. Cá chình bột mới sinh lại từ biển đi vào các cửa sông, ngược dòng chảy, ghềnh thác lên sinh sống tận đầu nguồn các dòng sông và trưởng thành ở đó. Biết được cách di chuyển như vậy nên một số nhân dân trong vùng đánh bắt cá chình con để bán cho người nuôi. Cá chình con xuất hiện ở khe, suối nhiều vào khoảng sau mùa mưa lụt hàng năm.
Cá chình rất mẫn cảm với các yếu tố môi trường. Khi môi trường thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cá và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh phát triển.