Thành công từ mô hình nuôi cá chạch
Mô hình này được thực hiện trên diện tích 1.000 m2 mặt nước.
Với mật độ thả từ 30 – 40 con/m2, sau 8 tháng cá đạt trọng lượng bình quân từ 18 – 20 con/kg.
Gia đình bà thu hoạch hơn 1,2 tấn cá thương phẩm, với giá cả hiện nay 100.000 đồng/kg, lãi hơn 40 triệu đồng.
Theo gia đình bà Trần Thị Phúc: Loại cá này khá dễ nuôi và tỷ lệ hao hụt ít, chưa xuất hiện bệnh gây hại; thức ăn công nghiệp dạng viên nổi dùng cho cá, cộng với các loại cá tạp, cua, ốc, tép xay nhuyễn.
Hiện nay, cá chạch được người tiêu dùng ưa thích, thị trường tiêu thụ ổn định.
Thành công của mô hình này sẽ là cơ sở để các ngành chức năng của thành phố Cà Mau đánh giá hiệu quả kinh tế, xây dựng quy trình nuôi để chuyển giao và nhân rộng, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm
Cá chình là loài thủy đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao; được phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Mô hình nuôi cá chình thương phẩm tại Bạc Liêu chủ yếu tập trung trên địa bàn các huyện có điều kiện về thổ dưỡng và khí hậu
Cá chình là giống thủy sản có giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta. Chính vì thế mà hiện nay, tiềm năng là rất lớn.
Nuôi cá chình (Anguilla spp) trong lồng có nhiều thuận lợi nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, do vậy người nuôi cần phải chú ý từ khâu chọn giống.
Cá chình là loài cá có tính thích ứng rộng với độ mặn nên có thể sống được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc