Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Bò Thịt, Mô Hình Giảm Nghèo Ở Hồng Ngự (Đồng Tháp)

Nuôi Bò Thịt, Mô Hình Giảm Nghèo Ở Hồng Ngự (Đồng Tháp)
Ngày đăng: 29/05/2013

Phát huy lợi thế của huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) thuần nông, thời gian qua, nuôi bò thịt đã trở thành mô hình làm ăn có hiệu quả được người dân huyện Hồng Ngự chú trọng.

Với việc đầu tư chuồng trại tại hộ gia đình, tận dụng phụ phẩm từ trồng trọt làm nguồn thức ăn chính nên mô hình này đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, nhiều hộ gia đình đã cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Trang Văn Cọp, ấp Long Thạnh A, xã Long Khánh A gắn bó với nghề nuôi bò thịt trên 10 năm. Trước đây gia đình ông có hoàn cảnh khó khăn, mỗi mùa vụ cả gia đình đi cắt lúa mướn để trang trải cuộc sống, con cái không được học hành. Nhờ chí thú làm ăn, ông Trang Văn Cọp đã nhận bò giống về chăn nuôi với hình thức nuôi rẻ, (khi bò sinh sản lứa bê đầu tiên ông được sở hữu, lứa bê thứ 2 người đầu tư con giống sở hữu).

Vậy mà đến nay đàn bò của ông đã lên đến chục con. Ông vừa xuất bán 7 con bò thịt được trên 100 triệu đồng để cất lại ngôi nhà mới khang trang. Hiện tại, ông cũng chia cho mỗi người con 1 con bò giống để nuôi phát triển kinh tế.

Xã Long Khánh A là địa phương có tổng đàn bò lớn nhất trên địa bàn huyện, với trên 1.300 con, chiếm 65% tổng đàn bò toàn huyện, tập trung nhiều ở ấp Long Thạnh A, Long Thạnh B, Long Phước. Các hộ chăn nuôi khai thác bãi chăn thả trên các đồng cỏ tự nhiên và chủ động nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp (chủ yếu là cây bắp) nên đàn bò sinh trưởng và phát triển tốt.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, người chăn nuôi đã chú trọng nâng cao chất lượng đàn bò bằng việc thay thế giống bò cỏ truyền thống bằng giống bò lai, đem lại hiệu quả kinh tế cho hộ chăn nuôi.

Ông Nguyễn Văn Lò, ấp Long Thạnh A, xã Long Khánh A cho biết: “Gia đình tôi không có đất sản xuất nên nuôi bò là mô hình phù hợp cải thiện kinh tế. Hiện tại gia đình nuôi 4 con bò giống, nếu bỏ công nuôi 1 năm cũng kiếm được từ 9 - 10 triệu đồng/con”.

Hiện nay, mô hình chăn nuôi bò đối với nhiều hộ gia đình ở huyện Hồng Ngự không còn là nguồn kinh tế phụ, giải quyết thời gian lao động nông nhàn mà người dân đã chú trọng chăn nuôi theo hướng hàng hóa, nuôi bò thịt và bò nái sinh sản, sau đó xuất bán tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình.

Ông Phạm Hồng Nam - Phó Chủ tịch UBND xã Long Khánh A cho biết: “Định hướng của xã là phát triển mô hình này nên mỗi năm xã đều tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò vỗ béo, biện pháp ủ rơm để tạo thức ăn cho bò. Đồng thời vận động các hộ có vườn tạp không hiệu quả chuyển sang trồng cỏ chăn nuôi bò. Hiện nay đàn bò có thể giúp giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ trung bình của địa phương”.

Mô hình chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Hồng Ngự bước đầu được người dân đánh giá cao và mong muốn tiếp tục duy trì, mở rộng.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Rắn, Kiếm Hàng Nghìn Nuôi Rắn, Kiếm Hàng Nghìn "Đô" Mỗi Tháng

Mỗi năm, anh Bùi Hoàng Bằng, 34 tuổi, ở ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) xuất bán từ 6.000 rắn giống với giá 80.000 - 100.000 đồng/con (tùy theo trọng lượng) và cộng với số tiền bán rắn thương phẩm mỗi năm anh Bằng thu 400 triệu đồng/năm.

27/10/2014
Tôm Tít Xuất Hiện Dày Ở Đầm Ô Loan Tôm Tít Xuất Hiện Dày Ở Đầm Ô Loan

Dùng chấn lưới, chỉ từ 17 giờ ngày hôm trước, đến 3 giờ sáng ngày hôm sau, bình quân mỗi ngư dân tại đây khai thác được từ 60 đến 80kg tôm tít. Có nhiều ngư dân khai thác được hơn 150kg tôm tít. Ước sản lượng tôm tít khai thác được trong 3 ngày qua ở huyện Tuy An (Phú Yên) lên đến 15 tấn.

27/10/2014
Trạm Khuyến Nông Thị Xã Tân Châu Trình Diễn Mô Hình “Nuôi Cá Còm” Trạm Khuyến Nông Thị Xã Tân Châu Trình Diễn Mô Hình “Nuôi Cá Còm”

Cá Còm còn gọi là cá Nàng hai, sống ở nước ngọt và lợ, đây là loại cá có chất lượng thịt ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn cao cấp. Hiện tại loài cá này bị khai thác quá mức, đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Tuy nhiên, những năm gần đây có nhiều cơ sở, trung tâm nghiên cứu và sinh sản thành công loài cá còm này và cung cấp giống cho người nuôi, không phải phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên.

27/10/2014
Phát Triển Thủy Sản Miền Núi Phát Triển Thủy Sản Miền Núi

Khu vực miền núi tỉnh Nghệ An có hàng trăm hồ đập thủy lợi nhỏ và hàng ngàn ao chuôm. Xác định đây là môi trường rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nên thời gian qua hệ thống KN-KN đã tập trung xây dựng các mô hình ương nuôi cá giống...

27/10/2014
Cánh Đồng Mẫu Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Nâng Cao Năng Suất Tôm Nuôi Cánh Đồng Mẫu Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Nâng Cao Năng Suất Tôm Nuôi

Cánh đồng mẫu (CĐM) nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) được thực hiện tại xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Qua hơn 5 tháng triển khai thực hiện, kết quả lợi nhuận tăng bình quân16,4 triệu đồng/ha. Mô hình này được nông dân trong xã khẳng định hiệu quả và đang triển khai nhân rộng cho vụ nuôi tới.

27/10/2014