Nuôi bò nhỏ lẻ nông dân khó bán sữa
Nỗi trăn trở của nông dân
Đã có thâm niên chăn nuôi bò sữa từ 11 năm nay, ông Nguyễn Văn Bưởi (xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội) rất tin tưởng vào hiệu quả của nghề này.
Tuy nhiên, băn khoăn lớn nhất của ông Bưởi là người chăn nuôi vẫn bị doanh nghiệp (DN) thu mua ép giá.
Theo ông Bưởi, gia đình ông chăn nuôi rất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phía DN thu mua cũng đến kiểm tra đột xuất 1 - 2 lần/tuần.
Tuy nhiên, không ít lần công ty thông báo sữa của gia đình ông bị nhiễm vi sinh vật và chỉ mua với giá 6.000 đồng/kg thay vì 12.000 đồng/kg như thông thường.
"Mỗi ngày gia đình tôi thu được hơn 100kg sữa, với mức giá bị đánh tụt như vậy sẽ mất khoảng 700.000 đồng/ngày.
Nếu sự thật sữa kém chất lượng thì không nói nhưng nhiều lần chúng tôi bị oan" - ông Bưởi bức xúc.
Chăn nuôi bò sữa tại xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Dẫn chứng về việc này, ông Bưởi cho biết, vì không tin tưởng vào kết quả kiểm tra của công ty, ông đã chủ động lấy mẫu đem đi kiểm tra nhưng không hề phát hiện vi sinh vật trong sữa.
Thực tế, nhiều nông dân cũng có mối trăn trở như ông Bưởi vì lâu nay, việc kiểm tra chất lượng sữa hoàn toàn do phía DN thu mua thực hiện.
DN kết luận là đạt hay không đạt chất lượng, người dân chỉ biết ngậm ngùi nghe theo.
Theo Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, hiện nay toàn thành phố có 45 điểm thu gom sữa của 6 DN và 2 nhà máy chế biến sữa nên việc tiêu thụ sản phẩm tương đối thuận lợi.
Tuy nhiên, tại các trạm thu gom, việc quản lý chất lượng sữa chưa được đảm bảo giá sữa của các hộ bán ra không ổn định.
Ngoài ra, thông tin về tình hình tiêu thụ, thu gom sản phẩm từ các công ty thu mua sữa đến người chăn nuôi chưa được chính xác, đầy đủ và kịp thời, làm ảnh hưởng đến tư tưởng của người nông dân.
Liên kết chặt chẽ hơn
Hiện toàn thành phố có hơn 15.200 con bò sữa, với hơn 3.300 hộ nuôi.
Trong đó, số bò cho vắt sữa là hơn 7.400 con, sản lượng sữa đạt 111 tấn/ngày.
Có thể nói, những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sữa tươi hiện nay bắt nguồn từ sự liên kết lỏng lẻo giữa nông dân và DN.
Bởi vậy, để đảm bảo chăn nuôi bền vững, DN và người chăn nuôi cần phải ký hợp đồng, trong đó phân rõ trách nhiệm giữa hai bên.
Nhiều hộ chăn nuôi đề nghị, khi soạn thảo hợp đồng, DN phải tham khảo ý kiến người dân cùng bàn bạc, thảo luận.
Đồng thời, trong quá trình công ty tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng sữa phải công khai, có mặt của cả hộ dân và cơ quan quản lý nhà nước, tránh tình trạng ép giá nông dân bằng phương thức đánh tụt chất lượng sữa như hiện nay.
Ông Tạ Văn Tường - Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho rằng, các DN và hộ chăn nuôi cần tăng cường liên kết theo chuỗi tiêu thụ, gắn kết từ sản xuất, trạm thu gom đến nhà máy chế biến, tiêu thụ sữa.
Có như vậy mới đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu thụ sữa ổn định cho người chăn nuôi.
Bên cạnh đó, DN cần tăng cường hệ thống trang thiết bị tại các điểm thu gom nhằm đánh giá nhanh và chính xác chất lượng sữa của người chăn nuôi, hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh trong quá trình thu gom.
Ông Tường cũng đề nghị các công ty thu mua sữa đảm bảo thanh toán nhanh, gọn tiền sữa cho các hộ dân.
Cùng với xây dựng mối liên kết bền chặt giữa người chăn nuôi bò sữa và DN, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải vào cuộc quản lý chặt chẽ hơn việc nhập khẩu sữa bột của các DN.
Đặc biệt, có chế tài quy định việc ghi nhãn mác, tránh tình trạng "đánh tráo khái niệm" giữa sữa hoàn nguyên và sữa tươi nguyên chất như hiện nay, vừa ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân, vừa gây thiệt thòi cho người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm
Thật vậy anh Nguyễn Phỉ Lượng ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa bắt đầu thả nuôi 60 kg lươn (loại 35 - 40 con/kg) vào cuối tháng 4 năm 2014 do Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa hỗ trợ theo chương trình khuyến nông. Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 90%, trọng lượng bình quân 200g/con, có con nặng 300 g. Mô hình dự kiến thu vào cuối tháng 9, với giá bán hiện nay là 160.000 – 170.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ước thu lãi khoảng 40 triệu đồng/vụ nuôi.
Tham gia dự án, các hộ gia đình được quy hoạch chăn nuôi theo vùng, được tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ chăn nuôi an toàn, kỹ thuật quản lý, sản xuất, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hỗ trợ xây dựng công trình bể bioga. Ngoài ra, địa phương còn được dự án đầu tư hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán thực phẩm tươi sống.
Đó là trại thỏ Tuấn Phát do anh Trần Thanh Tuấn ở ấp Bãi Vàng, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh làm chủ. Trại gồm 3 khu, với tổng diện tích hơn 400 m2, qui mô hơn 450 con thỏ. Trong đó có 50 con đực và 400 con thỏ cái gồm các giống thỏ gốc Mỹ, Pháp, Đức, Hungari và New Zealand. Đây là những giống thỏ có trọng lượng cao gấp 2 lần so với giống thỏ địa phương.
Dự án cần diện tích từ 200 - 250 héc ta, quy mô chuồng trại khoảng 15.000 - 20.000 con bò thịt. Vốn đầu tư dự kiến khoảng 200 triệu đô la Mỹ. Dự án khi hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 200 - 300 lao động địa phương. Hiện đoàn đã tiến hành khảo sát địa điểm xây dựng tại hai huyện Hải Hà và Ba Chẽ.
Năm 2014 là thời điểm nông dân huyện SaPa (Lào Cai) nói chung và người trồng su su trên địa bàn nói riêng gặp nhiều khó khăn, khi đầu năm tuyết rơi, đến nay là sản phẩm nông nghiệp lại rớt giá. Thời điểm hiện tại, nông dân chỉ bán được quả su su cho tư thương với giá 800 - 1.000 đồng/kg.