Để Sản Xuất Thanh Long Chất Lượng Và Bền Vững
Phát triển cây thanh long của tỉnh trong thời gian qua đã có những bước phát triển khá toàn diện, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân vùng nông thôn các huyện trồng thanh long, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Tuy nhiên công tác quản lý quy hoạch thanh long còn nhiều hạn chế, người dân vẫn phát triển thanh long một cách tự phát. Hiện nay, diện tích thanh long trên địa bàn tỉnh đã vượt so quy hoạch hơn 7.000 ha.
Nhiều địa bàn vượt rất cao so với quy hoạch như Hàm Thuận Nam vượt 4.178 ha, Hàm Thuận Bắc hơn 2.000 ha, Bắc Bình vượt gần 800 ha. Vì vậy hướng phát triển thanh long trong thời gian tới là không khuyến khích mở rộng diện tích, mà cần tăng cường sản xuất thanh long chất lượng để phát triển bền vững. Đẩy mạnh tiêu thụ thanh long xuất khẩu chính ngạch và đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất thanh long để nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm thanh long.
Để làm được điều đó, cần tiếp tục phát triển thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm thanh long. Đẩy mạnh vận động, tuyên truyền đến người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.
Kêu gọi đầu tư xây dựng các công trình trực tiếp phục vụ xuất khẩu thanh long như: trung tâm mua bán, đóng gói, sơ chế, kho lạnh bảo quản thanh long, nhà máy xử lý nhiệt và chiếu xạ để phục vụ xuất khẩu, đồng thời khuyến khích đầu tư xây dựng nhà máy chế biến để giảm áp lực cho xuất khẩu cũng như nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm thanh long.
Ngoài ra cần tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, nhất là với các đối tượng mua bán trung gian để thiết lập lại trật tự trong mua bán thanh long, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tranh mua giành bán gây rối loạn thị trường.
Triển khai tập huấn hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp kinh doanh thanh long để xuất khẩu chính ngạch vào thị trường các nước. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư kho bảo quản dự trữ thanh long tại cửa khẩu và từng cơ sở kinh doanh nhằm đáp ứng việc cung cấp đầy đủ, thường xuyên theo nhu cầu của khách hàng, thị trường, giúp điều tiết sản lượng thanh long cung cấp ra thị trường vào mùa thu hoạch rộ, khi cung nhiều hơn cầu.
Trong thời gian tới cần ưu tiên các nguồn lực để đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến xuất khẩu phát triển thị trường châu Á. Đối với thị trường Trung Quốc, cần mở rộng thêm thị trường miền Trung, miền Đông, miền Bắc và Tây Nam của Trung Quốc. Các thị trường Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia là thị trường truyền thống cần tiếp tục củng cố, mở rộng. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Myanmar là thị trường mới có nhiều tiềm năng để phát triển.
Đặc biệt, thời gian tới các đơn vị liên quan cần tập trung đẩy mạnh nghiên cứu về giống thanh long với các công nghệ hiện đại, tiên tiến để có những sản phẩm thanh long đa dạng, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Chú trọng nghiên cứu các giống có năng suất cao, khả năng chống bệnh tốt để nâng cao khả năng cạnh tranh. Xây dựng Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long của tỉnh đủ mạnh, có đủ nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến để đáp ứng nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật và chú trọng công tác sưu tập và bảo tồn tốt các giống thanh long của tỉnh...
Nguồn bài viết: http://baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71103
Có thể bạn quan tâm
Hệ thống sông, suối, ao, hồ, đập, hồ chứa hệ thống công trình thủy điện, thủy lợi được xác định là nguồn tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng và tái tạo nguồn lợi thủy sản, từng bước nâng cao tỷ trọng lĩnh vực thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
Phú Yên là một trong 3 tỉnh được chọn triển khai thí điểm khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Ngành Nông nghiệp đang khởi động các chương trình để thực hiện mô hình này thành công, nhất là đầu tư đồng bộ từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ, đến xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá…
Ông Huỳnh Thanh Hồng (ngụ xã Khánh An) có thửa đất rộng khoảng 5.000m2, phía trước trồng kiểng, phía sau đào ao nuôi cá, trong đó có hơn 100 con cá hô đất. Chỉ tay xuống ao đầy bông súng, anh Hồng cho biết, ban đầu chỉ thả vài ba con cá sặc, cá rô phi và cá chép.
Ông Hòa kể trước đây từng nhiều năm trồng mía nhưng chẳng khi nào thành công, có thời điểm ông vùi vào nợ nần do thua lỗ. Trong một lần tình cờ, ông Hòa bất ngờ khi biết giá của mỗi ký thịt ba ba cao gấp 5 lần so với thịt heo. Sau lần đó ông trằn trọc và quyết định thử nuôi ba ba thịt. Khi đó là năm 2000.
Vùng duyên hải miền Trung có nhiều lợi thế để phát triển thủy sản. Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ xác định vùng này sẽ trở thành trung tâm nghề cá lớn của cả nước, gắn với các ngư trường trọng điểm. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những định hướng và giải pháp xúc tiến thu hút đầu tư đúng đắn để tận dụng các lợi thế vốn có của từng địa phương trên cơ sở cân bằng lợi ích tổng thể của vùng nhằm nâng cao giá trị ngành thủy sản.