Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Bồ Câu Thu Tiền Tỷ

Nuôi Bồ Câu Thu Tiền Tỷ
Ngày đăng: 20/02/2014

Người dân thôn 2, xã vùng cát Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn, Quảng Nam rất tâm đắc với mô hình nuôi bồ câu của bà Nguyễn Thị Lệ Xuân. Mô hình này mỗi năm mang lại thu nhập cho bà Xuân gần 2 tỷ đồng.

Đang có cuộc sống khá giả chốn thị thành, bà Xuân quyết định bỏ về quê nuôi bồ câu lai Pháp. “Ngày trước gia đình tôi sống ở Đà Nẵng, thu nhập cũng ổn định với lương giáo viên của tôi và lương bác sĩ của chồng. Thế nhưng sống ở thành phố lâu năm thấy ồn ào nên vợ chồng quyết định về quê mua đất định cư và thực hiện dự án nuôi bồ câu lai Pháp ấp ủ bấy lâu nay”- bà Xuân cho biết.

Về Quảng Nam, vừa cất xong căn nhà, bà mua đất, cho san lấp mặt bằng, xây dựng trang trại nuôi bồ câu từ Nha Trang chở ra. Ban đầu chưa rành rỏi với nghề nuôi bồ câu lai nên bà chỉ nuôi thử nghiệm 150 cặp. Sau 1 tháng, thấy bồ câu phát triển tốt, sinh đẻ đều, giá thị trường lại cao (80 – 85 nghìn đồng/cặp), bà quyết định tăng số lượng nuôi.

Bà quyết định nhân giống bồ câu thay vì phải nhập bồ câu giống từ nơi khác. Sau gần 3 năm vừa nhân giống vừa bán lẻ tẻ, số lượng bồ câu của gia đình bà Xuân đã lên 3.000 cặp. Trung bình cứ 3 tháng cho xuất chuồng 1 lần, mỗi lần xuất 6.000 cặp. Giá bồ câu dao động 80.000 đồng/cặp bồ câu thịt, 200.000 – 250.000 đồng/cặp bồ câu giống, bà thu về trên 160 triệu đồng/tháng. Thu nhập cứ tăng dần lên, hiện nay là khoảng 2 tỷ đồng/năm.

“Nuôi bồ câu lai của Pháp không khó, chỉ cần chăm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tránh các tác nhân xấu từ môi trường. Tôi cũng chỉ học cách nuôi bồ câu qua mạng và thấy nuôi bồ câu lai Pháp nhanh hơn bồ câu ta nửa tháng” - bà Xuân chia sẻ thêm.

Giờ đây, khi nhìn lại cơ ngơi ngày một ăn nên làm ra của mình, bà Xuân vẫn khẳng định chắc chắn một điều rằng: “Làm giàu không nhất thiết phải ở thành phố, nếu ở nông thôn mà chọn hướng đi đúng đắn vẫn còn thể vươn lên làm giàu”.

Bà con có thể liên hệ để được tư vấn miễn phí, học cách chăn nuôi bồ câu hiệu quả của bà Xuân qua số điện thoại: 0977.140.427.


Có thể bạn quan tâm

Cam Canh, Bưởi Diễn Chín Sớm, Nông Dân Không Thất Thu Cam Canh, Bưởi Diễn Chín Sớm, Nông Dân Không Thất Thu

Do diễn biến bất thường của thời tiết nên năm nay mưa nhiều, cây trồng có nơi bị ngập úng, ở một số vùng trồng cam canh, bưởi diễn của Hà Nội đã ít nhiều bị ảnh hưởng.

19/11/2013
Chủ Động Phòng Bệnh Cho Thanh Long Chủ Động Phòng Bệnh Cho Thanh Long

Trong khi thanh long trái vụ đang được nông dân bán với giá từ 12.000 đồng đến 14.000 đồng/kg, thì tại xã Hàm Liêm (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận), một số người dân chỉ bán được 5.000 đồng/kg. Nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh đốm trắng đang gia tăng trên hầu hết diện tích thanh long của họ...

19/11/2013
Đậu Phộng Dại Phủ Vườn Thanh Long Đậu Phộng Dại Phủ Vườn Thanh Long

Nông dân Bình Thuận đang phát triển mô hình trồng đậu phộng dại thay thế rơm rạ phủ vườn thanh long. Đây là loài cây có thời gian sinh trưởng khá dài, từ 1 - 5 năm và có khả năng chống xói mòn, khống chế sự phát triển cỏ dại để lại nguồn hữu cơ cho đất và cây trồng.

19/11/2013
Nông Dân Trúng Giá Vú Sữa Nâu Thu Hoạch Sớm Nông Dân Trúng Giá Vú Sữa Nâu Thu Hoạch Sớm

Nông dân trồng vú sữa ở Tiền Giang, đang bước vào vụ thu hoạch vú sữa nâu sớm với niềm vui bán được giá cao, thị trường tiêu thụ rộng mở và người tiêu dùng ưa chuộng. Theo chị Ngô Thị Nhu, chủ vựa trái cây Dũng Nhu ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim, huyện Châu Thành cho biết: Vú sữa nâu được bán ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim với giá khoảng 420.000 đồng/chục (14 trái). Do vú sữa đầu mùa xuất hiện ít, nên phương thức mua bán được tính theo trái chứ không theo chục như chính vụ, tương đương 30.000 đồng/trái (loại trên 400 gam/trái). Giá này cao hơn chính vụ từ 8 đến 10 lần. Với mức giá trên, nhà vườn trồng vú sữa nâu thu lãi từ 300 - 400 triệu đồng/ha.

19/11/2013
Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Cam Sành Xen Ổi Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Cam Sành Xen Ổi

Trong 3 năm từ 2010 – 2013, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng phối hợp với dự án Jica – Sofri triển khai thực hiện dự án “Cải thiện hệ thống khuyến nông để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng trọt cho nông dân nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long” tại huyện Kế Sách. Sau hơn 3 năm thực hiện, mô hình đã thu được kết quả khả quan.

19/11/2013