Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Bồ Câu Pháp, Thu Nhập 50 Triệu Đồng/tháng

Nuôi Bồ Câu Pháp, Thu Nhập 50 Triệu Đồng/tháng
Ngày đăng: 26/11/2014

Đó là anh Nguyễn Ngọc Thức ở xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.

Từ một anh tài xế, hàng tháng thu nhập chưa đến 5 triệu đồng, nhờ mạnh dạn chuyển nghề, phát triển mô hình nuôi bồ câu Pháp, đến nay anh Nguyễn Ngọc Thức ở xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh đã có thu nhập trên 50 triệu đồng/tháng. Đồng thời, trại bồ câu của anh cũng tạo công ăn việc làm cho hàng chục thanh niên địa phương.

Từ khi còn làm lái xe tắc-xi, rong ruổi khắp nơi, anh Nguyễn Ngọc Thức đã khát khao tìm được việc gì đó để có thể làm giàu trên quê hương mình. Sau một thời gian tìm hiểu, năm 2008, anh quyết tâm kinh doanh mô hình nuôi bồ câu Pháp. Ban đầu, với chút vốn liếng giành giụm được và sự hỗ trợ của gia đình, anh Thức mua 400 cặp bồ câu giống với giá 300.000 đồng/cặp về nuôi thử. Một thời gian sau, thấy có triển vọng, anh quyết định mở rộng kinh doanh, mạnh dạn vay vốn từ nhiều nguồn để phát triển con giống.

Ông Nguyễn Văn Xuân, cha của anh Thức cho biết: ở Củ Chi, nông dân chủ yếu chú trọng phát triển về chăn nuôi bò sữa nên nuôi bồ câu là rất mới mẻ. Nhưng khi nghe anh Thức bàn về việc mở rộng nuôi bồ câu Pháp với những dẫn chứng cụ thể về kỹ thuật nuôi, nguồn tiêu thụ, ông Xuân và gia đình ủng hộ:

Bước đầu khởi nghiệp, anh Thức gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và chữa bệnh cho chim. Anh lên mạng, tìm hiểu kỹ thuật nuôi, đồng thời nhờ cán bộ thú y hỗ trợ về phòng bệnh cho đàn bồ câu. Trong gần hai năm đầu kinh doanh, anh hầu như không có lợi nhuận. Song, kinh nghiệm mà anh tích lũy được là việc chủ động phòng bệnh bằng cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát để phòng ngừa bệnh hô hấp cho chim, chăm sóc chim sinh sản...

Anh Nguyễn Ngọc Thức chia sẻ: “Khó khăn là vấn đề bệnh tật mình không biết mà chích ngừa, nên chim chết nhiều. Lúc nản nhất là khi làm ra sản phẩm thì thị trường không có, sau khi có rồi lại bị thương lái ép giá. Có thời gian mình nản, nhưng cố gắng vượt qua, chọn rồi thì phải quyết tâm theo nghề”.

Hiện trang trại của anh đang có hơn 2 ngàn cặp bồ câu sinh sản. Trung bình mỗi năm, một con chim bồ câu mẹ có thể đẻ và ấp ra hơn 15 chim con. Mỗi tháng anh cung cấp ra thị trường khoảng 1.500 cặp bồ câu thịt qua hệ thống siêu thị Coopmart và các nhà hàng lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương. Hằng tháng, sau khi trừ chi phí, thu nhập đạt khoảng 50 triệu đồng.

Với vốn kiến thức và kinh nghiệm của mình, anh Thức còn sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân trong xã. Hiện nay, anh có gần 30 “vệ tinh”, là những hộ kinh doanh bồ câu do anh hướng dẫn kỹ thuật lai tạo giống, cung cấp sản phẩm cho trang trại của mình. Những hộ này đều có thu nhập từ 30 đến 40 triệu đồng mỗi tháng.

Anh Nguyễn Đức Toàn, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi cho biết: “Đoàn viên Nguyễn Công Thức được hỗ trợ vốn từ quỹ Khởi nghiệp, bước đầu đã thành công trong mô hình kinh doanh nuôi bồ câu Pháp. Đến nay bạn đã tạo điều kiện công ăn việc làm cho hơn 20 bạn đoàn viên thanh niên trên địa bàn xã”.

Với việc nuôi bồ câu, anh Thức đã tạo công ăn việc làm cho trên 10 thanh niên địa phương, với thu nhập từ 5 đến 6 triệu đồng mỗi tháng. Anh Trần Ngọc Tuấn, công nhân chăm sóc bồ câu cho biết: “Hồi đó mình thuộc dạng đi làm việc ở nước ngoài. Sau đó về quê mình kiếm việc và làm với Thức. Mình làm được 4 năm rưỡi 5 năm, mức lương tầm 6 đến 6 triệu rưỡi, chưa tính các khoản phụ cấp. Nói chung làm với Thức thì lương bổng rất ổn định”.

Với sự kiên trì, quyết tâm, anh Nguyễn Ngọc Thức đã gặt hái những kết quả tốt đẹp trong quá trình kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng. Ngoài cung cấp bồ câu giống, cơ sở của anh đã được cấp phép để hoàn thiện quy trình khép kín, từ chăn nuôi, giết mổ, đóng gói và phân phối bồ câu thịt ra thị trường. Năm 2012, anh đã được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng giải thưởng Lương Định Của.

Nguồn bài viết: http://vov.vn/kinh-te/nuoi-bo-cau-phap-thu-nhap-50-trieu-dongthang-366952.vov


Có thể bạn quan tâm

 Đưa hàng Việt về nông thôn miền núi điểm bán hàng cố định lối ra cho hàng Việt Đưa hàng Việt về nông thôn miền núi điểm bán hàng cố định lối ra cho hàng Việt

Tận dụng tối đa “lực đẩy” từ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ), Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ chỉ rõ: Đến năm 2020, tất cả tỉnh, thành phố phải xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định, ưu tiên địa bàn nông thôn, miền núi.

02/11/2015
Tập trung xuất khẩu hàng nông sản thế mạnh Tập trung xuất khẩu hàng nông sản thế mạnh

Với nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, thuận lơi trong giao thương, xuất khẩu hàng hóa nhưng tỉnh Quảng Trị vẫn gặp không ít khó khăn trong phát triển kinh tế nói chung, phát huy thế mạnh hàng nông, lâm sản nói riêng

02/11/2015
Đưa xoài Cát Chu sang Nhật Đưa xoài Cát Chu sang Nhật

Sau thỏa thuận ngày 17/9 để xoài Việt Nam được xuất khẩu (XK) sang Nhật Bản, theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NN&PTNT, cho đến nay đã có 3 lô xoài Cát Chu được XK với sản lượng là 2 tấn.

02/11/2015
Thị trường phân bón dồi dào nguồn cung Thị trường phân bón dồi dào nguồn cung

Trong 2 tháng qua, thị trường phân bón được ghi nhận khá trầm lắng, giá cả giảm do nhu cầu sử dụng trong nước ở mức thấp và giá phân bón quốc tế giảm. Bước vào tháng 11, chuẩn bị cho vụ đông xuân, thị trường phân bón sẽ có nguồn cung dồi dào, giá không tăng đột biến.

02/11/2015
Nông sản trước ngưỡng 5 ăn 5 thua Nông sản trước ngưỡng 5 ăn 5 thua

Vừa qua, dư luận bàn tán sâu chuyện gạo Việt Nam đang thua gạo Campuchia, trong khi vấn đề xây dựng thương hiệu cho gạo Việt đến tháng 10-2015, Bộ NN&PTNT mới xác định vài giống lúa.

02/11/2015