Nuôi Bồ Câu Pháp Lãi Hàng Chục Triệu Đồng

Anh Võ Văn Bé là một trong những hộ đầu tiên ở ấp Ninh Lợi (xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân - Bạc Liêu) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện anh nuôi trên 120 cặp chim.
Với giá bán chim bố mẹ 700.000 đồng/cặp, chim thịt 350.000 - 400.000 đồng/cặp, mỗi năm anh Võ Văn Bé thu lãi hàng chục triệu đồng. Chỉ tính riêng năm 2012, anh thu lãi trên 60 triệu đồng.
Anh Bé cho biết: “Đầu năm 2011, do nuôi heo không hiệu quả nên tôi đã lên Vũng Tàu tìm mua chim bồ câu Pháp về nuôi thử. Bồ câu Pháp là loại chim ăn tạp, chúng ăn các thức ăn sẵn có như lúa, gạo, tấm… Bồ câu Pháp rất ít bệnh, chỉ cần thu dọn phân thải theo định kỳ 1 lần/tuần. Loại chim bồ câu này nuôi 6 tháng là bắt đầu cho sinh sản, một cặp cho đẻ từ 8 - 9 lứa/năm, mỗi lứa 2 trứng/ổ. Thời gian từ khi trứng nở đến khi bán chim thịt từ 60 - 65 ngày…”.
Người cùng anh Bé nuôi chim bồ câu Pháp là anh Võ Văn Út. Anh Út nói: “Lúc đầu tôi chỉ mua 25 cặp chim bố mẹ về nuôi thử. Sau một thời gian nuôi, đàn chim phát triển rất tốt và không đủ bán cho thị trường. Hướng tới, tôi sẽ mở rộng diện tích chuồng trại để gầy giống lên 500 cặp. Qua đó, vừa bán chim giống, vừa bán chim thịt cho các nhà hàng trong và ngoài tỉnh”.
Chị Nguyễn Thị Kiều Oanh, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Quới A, đánh giá: “Nuôi chim bồ câu Pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sắp tới, UBND xã sẽ khuyến khích người dân trên địa bàn học hỏi và nuôi loài chim này nhằm tăng thu nhập”.
Có thể bạn quan tâm

Tết Nguyên đán Giáp Ngọ vừa qua được xem là cái Tết được mùa của người chăn nuôi heo ở TP.Sa Đéc (Đồng Tháp) khi giá heo hơi lên đến 5 triệu đồng/tạ. Với mức giá này, hầu hết người chăn nuôi heo đều có lãi. Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi heo trên địa bàn TP.Sa Đéc đang khẩn trương thực hiện tái đàn để phát triển sản xuất, đảm bảo cung ứng sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân.

Từ trước Tết Nguyên đán đến nay, ở các xã Xuân Phước, Xuân Quang 3 (Đồng Xuân - Phú Yên) liên tục xảy ra tình trạng gà, vịt chết hàng loạt. Khác với các đợt dịch trước, đợt này nhiều gia đình bị sạch chuồng, thiệt hại kinh tế không nhỏ.

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát (Lào Cai), năm 2014, huyện xây dựng kế hoạch phát triển 150 ha cây đương quy.

Năm 2014, huyện có kế hoạch nhân rộng mô hình lên tổng cộng 6.000ha. Riêng vụ Đông Xuân 2013- 2014, đã thực hiện 2.121,85ha với 3.548 hộ nông dân tham gia ở tất cả các xã trong huyện (1 xã 1 mô hình).

Đến kỳ thu hoạch, tiêu cho hiệu quả hơn hẳn so với cây trồng khác nên bà Huệ đã cưa cà phê, nhãn để trồng thêm 6 sào tiêu. Năm 2013, hơn 1.000 nọc tiêu của gia đình bà cho năng suất gần 3 tấn, dự kiến năm nay tăng khoảng 1 tấn.