Nuôi Ba Ba Trong Ruộng Lúa
Để nuôi ba ba trong ruộng lúa thành công, người nuôi phải xem đây là cách làm "bỏ ống", kiên nhẫn lấy ngắn nuôi dài".
"Một năm SX nông nghiệp không đạt lợi nhuận 100 triệu đ/ha trở lên là không đủ chi phí cho gia đình 7 người", vợ chồng ông Dương Văn Thắng ở xã Long An (Long Hồ, Vĩnh Long) chia sẻ.
Từ 6.000 m2 đất trồng lúa ban đầu, vợ chồng ông Thắng làm tích cóp mua thêm 3 ha đất SX lúa và nuôi 5 con ăn học đến nơi đến chốn.
"Gần 40 năm gắn bó với trồng lúa, tôi đã có lợi nhuận ổn định. Ngày trước thì trồng lúa nuôi vịt, sau đó thì trồng lúa nuôi cá... Từ năm 2008 đến nay thì trồng lúa kết hợp nuôi ba ba trên diện tích 1,5 ha. Trên bờ trồng cỏ nuôi bò, dê", ông Thắng nói.
Bà Nguyễn Thị Tám, vợ ông Thắng tiếp lời: "Tui thấy ba ba loại 1 có giá 380.000 đ/kg nên bảo thằng con trai mua 1.500 con giống về nuôi. Cùng lúc đó tui chạy ra cửa hàng vật liệu xây dựng mua 1.000 tấm bạt lót ruộng nuôi ba ba.
Nhiều người nói vợ chồng ông Thắng dư tiền không biết làm gì nên mua bạt về lót ruộng. Tổng số tiền đầu tư mua bạt, con giống khoảng 60 triệu đồng. Sau 2,5 năm làm ruộng cộng với nuôi ba ba khi thu hoạch, trừ tất cả chi phí có lãi 80 triệu đồng. Sau thành công vụ 1, vợ chồng tui tiếp tục thả nuôi vụ 2. Đến nay ba ba đang cho thu".
Ông Thắng nói: "Nuôi ba ba trong ruộng lúa chỉ nặng vốn đầu tư mua bạt lót quanh ruộng để không bị thất thoát. Giữa ruộng là một mương thông với ao để lúc xả nước thu hoạch lúa thì ba ba tập trung về một chỗ.
Thu hoạch lúa, làm đất, xuống giống gần 1 tháng thì xả nước vào đồng đảm bảo cho lúa phát triển và cho ba ba tìm mồi. Lúc còn nhỏ, ba ba bò lên ruộng tự tìm mồi ăn. Khi chúng lớn phải tăng cường thức ăn thì mới đủ mồi.
Để nuôi ba ba trong ruộng lúa thành công, người nuôi phải xem đây là cách làm "bỏ ống", kiên nhẫn lấy ngắn nuôi dài".
Ông Thắng khẳng định, nuôi ba ba có cái hay là không tốn chi phí diệt ốc bươu vàng, bởi chúng ăn sạch ốc, cua trong ruộng. Người trồng lúa thì sợ ốc bươu vàng còn ông thì bắt chúng thả vào ruộng làm mồi cho ba ba. Hạt gạo đảm bảo sạch, an toàn, không có dư dượng thuốc BVTV.
Với 1.500 ba ba thả nuôi lần 2 chắc chắn ông Thắng thu lãi hơn 100 triệu đồng. Hiện đã có nông dân học cách trồng lúa kết hợp nuôi ba ba của ông Thắng nhưng do nôn nóng thu hoạch ba ba nên hiệu quả không cao.
Có thể bạn quan tâm
Sau gần 2 năm nuôi thử nghiệm thành công tại Việt Nam, Công ty TNHH Ba Huân và các doanh nghiệp, trang trại nuôi gà đẻ khu vực phía Nam vừa ký hợp tác cung cấp, sản xuất giống gà đẻ thương phẩm Hy – Line.
Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.
Những năm gần đây, trong khi người dân nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lao đao vì dịch bệnh trên tôm hoành hành thì ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) người nuôi tôm đều trở nên khá giả với mô hình nuôi tôm sú. Năm 2012, Vĩnh Sơn được đánh giá là địa phương nuôi tôm đạt năng suất và hiệu quả cao nhất tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.
Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.