Nước Tràn Bờ, Nhiều Ao Đầm Nuôi Tôm Cá Bị Mất Trắng

Theo báo cáo sơ bộ từ Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, mưa to kéo dài suốt một tuần qua đã làm cho nhiều ao đầm nuôi tôm, cá của người dân bị ngập, tôm, cá tràn ra ngoài. Nhiều hộ dân đã bị mất trắng từ đầu vụ nuôi.
Tại 2 huyện nuôi tôm nhiều nhất là Đầm Dơi và Cái Nước, hơn 300 ha nuôi tôm đã bị ngập, thiệt hại ước tính sơ bộ lên trên 2 tỉ đồng. Đáng chú ý là tại thành phố Cà Mau, các huyện Trần Văn Thời, U Minh, bà con nông dân vừa mới thả nuôi cá bống tượng, cá chình, cá phi, cá kèo, đã có trên 60 ao cũng bị ngập nước làm cho cá tràn ra sông lớn, thiệt hại ước tính gần 3 tỉ đồng.
Ông Trần Văn Danh, một người dân nuôi tôm quảng canh cải tiến ở huyện Đầm Dơi cho biết, hiện nay toàn bộ diện tích trên 30.000 ha của huyện đã được thả tôm giống, tôm đang phát triển tốt, nhưng hai ngày qua có trên 200 ha bị ngập nước bất ngờ làm cho bà con không kịp trở tay. Đầm nuôi tôm nào bị ngập nước coi như mất trắng.
Có thể bạn quan tâm

“Thất bại không phải là vấn đề, quan trọng nhất là biết mình thất bại ở đâu. Trong nuôi tôm công nghiệp, ai thành công đều phải nếm trải nhiều lần thất bại mới rút ra được kinh nghiệm xương máu cho mình” – ông Trần Quang Hiên, ngụ ấp 5, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) bộc bạch.

Nhờ vào sự linh hoạt và mạnh dạn chuyển đổi hình thức sản xuất, ông Đinh Văn Sơn (xã Yên Thắng, Yên Mô) đã xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp có thu nhập đạt trên 150 triệu đồng/năm.

Gần đây, hội viên nông dân Nguyễn Quốc Thắng, Chi hội Nông dân ấp Bình Lợi, xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang chủ động xây dựng mô hình nuôi dê nhốt chuồng quy mô lớn (thí điểm), khởi đầu cho phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi do Hội Nông dân xã phát động.

Để giúp người trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật và từng bước thay thế phương thức canh tác bất hợp lý, đảm bảo tính bền vững, giữ gìn và cải thiện môi sinh nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện Chư Pưh đã triển khai dự án phát triển hồ tiêu bền vững bằng các chế phẩm sinh học.

Triển khai từ tháng 11-2015, đến nay, mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng thử nghiệm cây cà chua Picota tại Khu Ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã có vụ trái thu hoạch đầu tiên.