Nước mặn xâm nhập sông Ba Lai làm gần 700 ha lúa mất trắng

Năm nay, hạn kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng đã làm cho diện tích lúa và hoa màu ở tỉnh Bến Tre thiếu nước trầm trọng, gây thiệt hại đáng kể.
Trong vụ lúa đông xuân vừa qua, toàn tỉnh có gần 700 ha lúa ở các huyện Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm bị chết trắng, thiệt hại 100%; hơn 3.200 ha lúa bị giảm năng suất từ 40 - 70% và hàng trăm hoa vườn cây, hoa màu bị giảm năng suất hoặc chết.
Ngoài tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì tình trạng sông Ba Lai chưa được khép kín bởi âu thuyền An Hóa. Từ đó nước mặn tràn vào là nguyên nhân làm sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre bị thiếu nước.
Ông Nguyễn Thanh Hồng, Chủ tịch UBND huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre nói: “Nước mặn ở Ba Tri dưới biển không lên được vì mình đã làm đê ngăn mặn hết. Nước mặn có là chảy từ thượng nguồn xuống, lúa đông xuân đã thiệt hại trên 100 ha. Hiện huyện đang đề nghị tỉnh làm âu thuyền An Hóa nước ngọt 100%”.
Có thể bạn quan tâm

Có dịp về công tác tại các tỉnh miền tây Nam Bộ, tình cờ được nghe câu chuyện về Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đã thực hiện thành công mô hình trồng dừa năng suất cao tại xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Để có thể cung cấp rau nội địa, ở Kuban, nhiều chủ trại đã tiến hành trồng các loại rau cần thiết về mùa đông và mùa xuân trong nhà kính.

Chợ huyện Tịnh Biên (An Giang) nằm giáp biên với nước bạn Campuchia, ngày thường trên bến dưới thuyền nhộn nhịp. Tại đây từ lâu hình thành một khu vực buôn bán hàng nông sản rau, củ quả nhộn nhịp giữa cư dân hai nước.

Chỉ trong một tuần qua giá tôm lao dốc mạnh và đang đứng mức 110.000 đồng/kg loại 70 con/kg, thấp hơn 30.000-40.000 đồng/kg so thời điểm trước đó.

Ông Trang Thanh Triều, Chủ tịch UBND xã Mỹ Long Bắc (Cầu Ngang, Trà Vinh) cho biết: Cây đậu phộng là cây trồng xen canh trên đất lúa (2 vụ màu, 2 vụ lúa/năm) gần 30 năm nay và đã giúp cho nông dân xã Mỹ Long Bắc cải thiện, nâng cao đời sống.