Nửa Công Bầu, Lãi 20 Triệu Đồng
Nhiều nông dân có kinh nghiệm thường cho rằng bầu là giống khó “ăn” vì thường bị héo dây và thối rễ. Nay có giống bầu lai F1 Delta Queen 334 do Cty Liên doanh hạt giống Đông Tây cung cấp có khả năng chống úng tốt, cho năng suất và chất lượng vượt trội, đang mở hướng đột phá cho nông dân nghèo vùng lũ đầu nguồn.
Hằng năm, cứ vào mùa nước nổi, nhiều bà con nông dân ở vùng lũ thường chọn các bờ đê hoặc các gò đất cao ráo trồng khổ qua, bầu, bí, dưa leo, cà chua, đậu bắp… để tăng thêm thu nhập, điển hình như ông Lưu Văn Tích, ấp Tây Hưng, xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên – An Giang, chỉ có giàn bầu giống mới nằm trên khoảnh đất chưa đầy 500m2 không bị nước ngập, vậy mà ông thu lợi nhuận trên 20 triệu đồng. Hôm đến tham quan, ông Tích phấn khởi giới thiệu với chúng tôi những giàn bầu đang cho thu hoạch. Mọi người vừa nhìn thoáng qua cũng đủ biết đây là giống mới vì trái sai không ai ngờ. Ông cho biết đây là giống sinh trưởng mạnh, thích nghi rộng, trái dài và to, thịt dầy, nhẹ công chăm sóc, năng suất cao gấp 3 – 4 lần so với các giống khác.
Đó là giống bầu lai Delta Queen 334, xuống giống sau 38 ngày là bắt đầu ra trái và thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 2-2,5 tháng, mỗi ngày ông hái một lần, mỗi lần khoảng 150 kg, bán ngay tại rẫy giá từ 2.000 – 2.500 đồng/kg. Đây có thể nói là bầu sạch vì người trồng không cần dùng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật (mùa mưa không có sâu rầy). Nhờ vậy mà thu hoạch đến đâu, thương lái đặt hàng thu mua hết đến đó, không sợ “hàng nhiều dội chợ”.
Về cách trồng, ông Tích tiết lộ: Muốn cây bầu phát triển nhanh, sai trái, ít bệnh, người trồng phải nắm vững kỹ thuật từ khâu xới đất, cuốc giồng, rải phân, gieo hạt, khoanh gốc cho tới bón phân sao cho đúng qui cách, đúng kỹ thuật. Theo kinh nghiệm riêng của ông, các loại phân gà, phân vịt rất thích hợp với bầu, phải bón lót dưới lòng đất trước khi đặc giống xuống trồng. Đặc biệt để phòng trừ nấm bệnh, trước khi xuống giống bà con nên rắc vôi đều lên nền đất, kết hợp với bón phân lân, phân chuồng và DAP một cách hợp lý. Ngoài ra, thường ngày ông còn tận dụng nguồn thủy sản trong mùa lũ là cua, ốc bươu vàng đem ủ trong lu kiệu khoảng một tháng để phân hủy, ông lấy nước đó pha loãng với nước tưới nên giàn bầu lúc nào cũng mượt mà xanh mướt
Có thể bạn quan tâm
Anh Tô Vũ Lực cho biết: “Gia đình tôi có 4 sào ao nuôi cá giống và cá thương phẩm. Đây là nguồn thu nhập chính của gia đình nên cách đây hơn một tuần, vợ chồng tôi đã xin bèo về thả trên ao để hạn chế gió lạnh. Mấy hôm nay, nhiệt độ xuống thấp, tôi căng thêm bạt trên mặt ao và đóng bè bằng tre nứa thả xuống đáy để cá trú ẩn, tránh rét”.
Thành lập ngày 17-2-1989, trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) bằng tinh thần chủ động sáng tạo, đã từng bước vượt bao khó khăn, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật... trở thành một đơn vị nghiên cứu đầu ngành, cung ứng nguồn con giống gia cầm chất lượng cao cho sản xuất, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam phục hồi và phát triển sau các đợt dịch cúm gia cầm.
Sáng 19-12, Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Phòng Nông nghiệp huyện Tân Thành (Bà Rịa Vũng Tàu) tổ chức tham quan mô hình nuôi vịt trời của gia đình ông Đào Thanh Bình, thôn Láng Cát, xã Tân Hải (huyện Tân Thành).
Nếu trước đó, tổ viên phải mua thức ăn qua đại lý, cửa hàng bán lẻ với giá cao thì khi tham gia mô hình hợp tác, tổ viên sẽ được hỗ trợ vốn, mua hàng trực tiếp của công ty với giá gốc. Đặc biệt, tổ viên sẽ được hưởng phần chiết khấu đầu vào được Ban quản lý tổ chia đều sau mỗi tháng hoặc quí.
Nhà máy gồm hai khu, khu giết mổ gia cầm có công suất 1.500 – 2.500 con/giờ cung cấp nguồn gà sạch, đảm bảo quy chuẩn về VSATTP và khu sản xuất các sản phẩm từ gia cầm đã chế biến như: lạp xưởng gà, xúc xích gà, chà bông gà, trứng gà, cút,vịt luộc, bột trứng, bánh flan, một số sản phẩm ăn nhanh từ thịt gà.