Nữ Giám Đốc Đưa Nhiều Cây Trồng Mới Đến Với Nông Dân

Theo ý kiến nhận xét của nhiều người thì bà Phạm Thị Quê, Giám đốc Hợp tác xã Tia Sáng (Gia Nghĩa) là người đưa nhiều giống cây trồng mới, có hiệu quả kinh tế cao về cho nông dân trồng.
Cụ thể, năm 2006, bà đưa cây chanh dây về HTX trồng thí điểm hơn 2 sào và cho năng suất cao. Thời điểm đó, thị trường đầu ra thuận lợi, lợi nhuận đến cả trăm triệu đồng mỗi héc ta nên cây chanh dây đã được nhân rộng trồng trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay, HTX đang liên kết với 12 hộ dân trồng 30 ha chanh dây chất lượng cao, sản lượng ước đạt 18.000 tấn/năm để phục vụ cho xuất khẩu.
Mới đây, bà đã mạnh dạn xây dựng xưởng sơ chế, bảo quản cấp đông sản phẩm chanh dây phục vụ cho các công ty trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm chanh dây của HTX đã xuất khẩu đến thị trường Đài Loan, Hàn Quốc…và đầu năm 2014 được Hội Nông dân Việt Nam công nhận là 1 trong số 150 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.
Cách đây mấy tháng, bà đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng vườn ươm khoai lang giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Ngoài việc bán cây giống ra thị trường thì hiện nay, vườn ươm này còn cung cấp cây giống cho 33 hộ dân ở Đắk Glong để xây dựng cánh đồng khoai lang mẫu lớn với diện tích 150 ha, sản lượng ước đạt 2.200 tấn/vụ.
Dự án bước đầu đã thu hút được 15 hộ dân tham gia trồng với tổng diện tích 15 ha và cho năng suất cao. Các hộ dân trồng giống khoai lang bằng phương pháp nuôi cấy mô của HTX có năng suất cao hơn các giống khác từ 20 - 30%, chất lượng xuất khẩu đạt từ 50 - 80%.
Hiện tại, bà đang thí điểm trồng các loại cây dược liệu, cây gấc và hướng phát triển một số cây ăn quả như dứa, mãng cầu. Dự định sắp tới của bà là trồng một số cây nông nghiệp ngắn ngày có tính chất cải tạo đất có thể luân canh với các cây trồng khác sản xuất được 3 vụ mỗi năm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Bà Phạm Thị Quê chia sẻ: “Xuất phát từ một nông dân nên tôi đam mê và kiên trì gắn bó với các cây trồng, luôn đến các địa phương học tập các mô hình sản xuất, cây trồng mới và có hiệu quả kinh tế cao về trồng thí điểm, sau khi thành công sẽ chuyển giao cho nông dân”.
Hiện nay, HTX Tia Sáng đang liên kết với 1 tập đoàn đa quốc gia và 5 công ty khác để liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngoài 19 thành viên thì HTX đang tạo việc làm cho gần 200 lao động tại các hộ nông dân kiên kết với đơn vị.
Với những nỗ lực của bản thân, năm 2013, bà đã vinh dự được công nhận “Doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp bền vững lần thứ 1” và có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2006 -2010, HTX điển hình tiên tiến của tỉnh...
Related news

Vài năm gần đây anh Nguyễn Văn Tuấn ở ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông (huyện Cai Lậy) đã thành công với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, góp phần nâng cao mức sống gia đình.

Lúa lai B-TE1 của Cty Bayer Việt Nam đã chứng minh được ưu thế của mình và đã được đại đa số nông dân vùng ĐBSCL chấp nhận vì những đặc tính vượt trội như cho năng suất cao hơn lúa thường khoảng 20 – 50%, chất lượng gạo ngon, chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt kháng được đạo ôn- một bệnh nguy hiểm trong vụ đông xuân… Tuy nhiên giống có thời gian sinh trưởng hơi dài, khoảng 100 – 107 ngày trong điều kiện lúa sạ nên bà con phải bố trí đồng loạt trong cơ cấu 2 vụ lúa/năm.

Trang trại nuôi vịt của ông Nguyễn Ngọc Xuân nằm biệt lập giữa đồng, cách xa địa điểm các trang trại nuôi vịt khác khoảng 1km. Qua tiếp xúc, ông cho hay: đàn vịt ông mua giống từ một chủ giống tại chợ Hồ Xá (Vĩnh Linh- Quảng Trị) về chăn thả, đến nay đã được 50 ngày tuổi. Trung bình trọng lượng mỗi con đạt từ 1,5-1,7kg. Khoảng trước ngày 10/1, đàn vịt bắt đầu đổ bệnh và chết. Tại thời điểm này, do thời tiết lạnh và bà con nông dân vào kỳ gieo lúa nên ông cứ nghĩ là đàn vịt bị chết do ảnh hưởng thuốc trừ cỏ bà con phun khi gieo lúa.

Gần đây do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao cộng thêm những khoản trừ bị nhiễm vi sinh khiến không ít người nuôi bò lao đao, muốn chuyển đổi sang nghề khác. Riêng gia đình anh Trần Vĩnh Thọ Long ngụ tại 73/1 ấp Dân Thắng 1, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn (TP. HCM) thì vẫn gắn bó với con bò sữa, bởi hộ gia đình anh đã tìm ra hướng đi mới: nuôi bò sữa + trồng cỏ VA06.

Đầu năm 2010 được sự hỗ trợ của Trung Tâm Khuyến nông – Khuyến Ngư tỉnh Hậu Giang xây dựng mô hình máy gặt đập liên hợp (GĐLH), Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư Long Mỹ triển khai thực hiện bước đầu mang lại kết quả khả quan và được bà con nông dân nhiệt tình ủng hộ.