NPK-S Lâm Thao tăng năng suất ngô đông
1. Một số khái niệm chung
Cây ngô (tên khoa học Zea mays L.thuộc họ Hòa thảo Gramineae) ngày càng được chú ý phát triển ở nước ta, đặc biệt là ngô đông sau 2 vụ lúa ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và ngô xuân hè, thu đông ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Sinh trưởng phát triển của ngô chia thành 2 giai đoạn:
* Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng: Từ nảy mầm, ra lá đến xuất hiện mô ở các cơ quan sinh sản.
+ Thời kỳ nảy mầm (từ gieo đến 3 lá thật):
- Phụ thuộc nhiều vào chất dinh dưỡng của nội nhũ.
- Sau khi có 3 lá thật, lượng dinh dưỡng có trong nội nhũ hạt, cây non chuyển từ sống nhờ dinh dưỡng trong hạt sang tìm kiếm thức ăn từ đất và dinh dưỡng bổ sung.
+ Thời kỳ từ 3 lá đến phân hóa hoa:
Cây ngô cần độ ẩm đất từ 65 - 75%, tơi xốp, đủ oxy cho rễ phát triển… cần đủ dinh dưỡng. Bón thúc kịp thời ở giai đoạn 3 - 4 lá.
* Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Lá và cơ quan sinh sản phát triển mạnh, xuất hiện nhị cái.
+ Thời kỳ phân hóa hoa, trỗ cờ:
Cây ngô lớn nhanh, phân hóa tạo các bộ phận hoa cờ và bắp quyết định năng suất ngô. Lá và đốt phát triển nhanh vào cuối giai đoạn thoát bông cờ khỏi bẹ lá. Cần bón thúc, kết hợp xới đất và vun luống lên cao cho ngô.
+ Thời kỳ nở hoa (trỗ cờ, tung phấn, phun râu):
Diễn ra trong khoảng 10 – 15 ngày, ngô lai tập trung trong khoảng 7 – 10 ngày. Ngô tung phấn, nhận phấn, thụ tinh. Nhiệt độ thích hợp 22 – 28oC, nhiệt độ < 13oC và > 35oC hạt phấn mất sức sống và chết. Độ ẩm không khí thích hợp là 80%, độ ẩm đất thích hợp 80% độ ẩm bão hòa.
+ Thời kỳ chín (thụ tinh đến chín):
Thời kỳ này kéo dài 30 – 45 ngày tùy từng giống, trong đó:
- Chín sữa ( 10 – 15 ngày),
- Chín sáp (10 – 15 ngày),
- Chín hoàn toàn ( 10-15 ngày).
Thời kỳ chín, các chất dinh dưỡng vận chuyển từ lá vào hạt; vai trò quang hợp của bộ lá vẫn quan trọng, 60 – 80% sản phẩm quang hợp từ lá vận chuyển vào hạt; yêu cầu nhiệt độ của thời kỳ này là 20 – 25oC, ẩm độ đất là 60 – 70% độ ẩm bão hòa.
2. Đất và thời vụ trồng ngô
2.1 Đất trồng ngô
Cây ngô thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, nó có thể trồng được trên đất feralit và feralit mùn trên núi cao như ở huyện Quản Bạ (Hà Giang).
Ngô sinh trưởng tốt và cho năng suất cao trên đất đen đá vôi (cao nguyên Nà Sản, huyện Mộc Châu- Sơn La), ngô cũng cho năng suất cao trên đất phát triển trên đá bazan ở Đăk Lăk.
Ở đồng bằng ngô có thể trồng được và cho năng suất cao trên đất phù sa sông, đất bạc màu, đất phèn sau 2 vụ lúa. Nhiều diện tích ngô được trồng trên đất bãi bồi ven sông.
2.2.Giống và thời vụ trồng ngô
Ngô phân bố rộng trên phạm vi toàn quốc, tùy theo điều kiện khí hậu mà thời vụ gieo trồng ngô khác nhau ở các vùng song chủ yếu có các vụ chính là đông xuân, xuân hè và thu đông.
+ Giống ngô
Giống ngô được phân theo 6 nhóm giống: Giống ngô tự thụ phấn, giống ngô lai quy ước, giống ngô lai không quy ước, ngô nếp, ngô đường và ngô rau. Mỗi giống có thời gian sinh trường khác nhau ở các vụ trồng trong năm.
Dưới đây là một số giống ngô đang được trồng phổ biến hiện nay trong vụ đông với thời gian sinh trưởng như sau:
-Nhóm giống ngô tự thụ phấn
- Nhóm giống ngô lai quy ước
- Nhóm giống ngô không quy ước
- Nhóm giống ngô nếp
- Nhóm giống ngô đường
- Ngô rau
+ Thời vụ gieo trồng ngô đông
- Vụ thu gieo vào cuối tháng 7 đầu tháng 8.
- Vụ thu đông ở miền núi nên gieo trước 25/8 để có năng suất cao.
- Vụ đông nên kết thúc trồng trước ngày 30/9 (chậm nhất đến 5/10 đối với giống ngắn ngày). Đối với vụ đông ở phía Bắc nếu gieo sau 20/9 thì phải làm bầu.
3. Lượng phân bón NPK-S Lâm Thao cho ngô đông
Loại phân | Bón lót | Bón thúc 5-7 lá | Bón trước khi trỗ (xoáy nõn) |
Tính cho 1 ha (kg/ha) | |||
Phân chuồng | 7000-10000 |
|
|
NPK-S 5-10-3-8 | 600-700 |
|
|
NPK-S12.5.10-14 |
| 250-280 | 250-280 |
Tính cho 1 sào Bắc bộ (kg/360 m2) | |||
Phân chuồng | 250-350 |
|
|
NPK-S 5-10-3-8 | 20-25 |
|
|
NPK-S 12-5-10-14 |
| 9-10 | 9-10 |
(Đối với giống ngô lai thì bón ở mức cao hơn so với giống ngô thuần, trên đất nghèo bón ở mức cao so với đất giàu dinh dưỡng khoảng 10%). |
Chúc bà con nông dân sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao hợp lý cho các giống ngô trong vụ đông để đạt hiệu quả kinh tế cao theo hướng thâm canh, tăng vụ.
Có thể bạn quan tâm
Theo ông Nguyễn Chính Cương, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Lào Cai, việc thí điểm xây dựng thành công mô hình tưới phun mưa cho cây chè tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Chè Phong Hải đang được nhân rộng nhằm phục vụ chiến lược sản xuất hàng hóa cây trồng cạn trong thời gian tới của tỉnh Lào Cai.
Dựa vào các bãi triều dọc theo sông, bằng những mành lưới nhỏ vây xung quanh, nhiều người dân xã đảo Long Sơn (TP. Vũng Tàu) đã tạo ra những khu nuôi sò huyết lý tưởng. Tuy diện tích nuôi của mỗi hộ không nhiều, hoàn toàn dựa vào thiên nhiên nhưng mỗi công (1.000 m2) đất, người nuôi sò huyết cũng thu lợi nhuận đến hơn 50 triệu đồng/năm.
Theo nhiều người dân sống dọc bãi biển thuộc 2 xã Dân Thành và Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, từ đầu tháng 5-2012 đến nay, khu vực này xuất hiện nghêu giống khá nhiều. Mỗi ngày có hàng trăm người dân tham gia cào nghêu giống bán lại cho thương lái. Vài năm trở lại đây, năm nào cũng có nghêu giống xuất hiện đem lại nguồn thu nhập cho bà con nghèo ven biển. Ông Đào Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, cho biết: năm nay trữ lượng nghêu giống không nhiều hơn mọi năm, nhưng mỗi ngày vẫn có hàng trăm người dân nghèo xuống biển cào nghêu giống kiếm thêm thu nhập.
Những năm gần đây, người dân Lục Ngạn (Bắc Giang) đã mạnh dạn đầu tư đưa vào trồng một số cây ăn quả như: Cam Đường Canh, nhãn, phật thủ, thanh long… Đặc biệt, mô hình xen canh cam Đường Canh và cây phật thủ ở xã Phượng Sơn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, diện tích tôm được thả trong năm nay là 9ha tại xã Thường Thới Hậu A và Thường Thới Hậu B. Giá tôm giống năm nay cao hơn năm trước không nhiều, dao động từ 180 đồng - 185 đồng/con, cao hơn khoảng 15 đồng/con. Hiện đàn tôm phát triển rất tốt.