Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Trồng Xen Canh Cây Ngắn Ngày Với Chè Mới Trồng

Hiệu Quả Trồng Xen Canh Cây Ngắn Ngày Với Chè Mới Trồng
Ngày đăng: 12/07/2014

Từ năm 2012 đến nay, bà con xã Bản Bo (huyện Tam Đường, Lai Châu) đã tận dụng diện tích chè mới trồng (từ 1 - 3 tuổi) để trồng xen canh cây ngắn ngày (đậu tương, lạc), đem lại hiệu quả thiết thực.

Quan sát hai bên đường từ trung tâm xã Bản Bo dẫn tới các bản: Cốc Phát, Cốc Phung, Nậm Tàng, Hưng Phong, Nà Ly, chúng tôi thấy trên các sườn đồi phủ kín mầu xanh non của đậu tương, lạc xen lẫn cây chè. 3 năm qua, bà con trong xã đã trồng mới hơn 200ha chè.

Với phương châm “Lấy ngắn nuôi dài”, huyện Tam Đường đã hỗ trợ 100% giống (trong 3 năm) khuyến khích bà con xã Bản Bo trồng xen đậu tương, lạc trên diện tích chè mới trồng. Bởi cây chè phải có (từ 3 - 5 năm) mới cho thu hoạch búp.

Vì vậy, việc bà con trồng xen canh 2 vụ đậu tương, lạc/năm nhằm tái tạo chất dinh dưỡng trong đất cho cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, chống xói lở đất, tăng sản lượng cây có hạt. Với 1ha chè mới trồng, bà con xen canh 2 vụ đậu tương, lạc/năm, thu nhập từ 60 - 70 triệu đồng.

Nhờ xen canh đậu tương, lạc trên diện tích chè, bà con có thêm một khoản thu nhập để trang trải gia đình. Tháng 4 vừa qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã cấp giống, phân bón cho bà con trong xã xen canh 105ha đậu tương và 32ha lạc.

Đến nay, đậu tương, lạc xen canh cây chè của xã đang ra hoa, quả. Một số bản đi đầu trong việc xen canh cây ngắn với cây chè như: Nà Sẳng, Nà Van, Bản Bo, Nà Út…

Trước đây, bà con ở bản Cốc Phát dựa vào sản xuất 1 vụ ngô, lúa địa phương không bón phân, phun thuốc nên năng suất cây có hạt thấp, tỷ hộ đói, nghèo cao.

Từ năm 2012 đến nay, chính quyền xã đã vận động bà con chuyển đổi nương, ruộng kém hiệu quả sang trồng 25ha chè. Để tăng thu nhập gia đình, bà con đã xen canh đậu tương trên diện tích chè mới trồng. Anh Giàng A Páo ở bản Cốc Phát tâm sự: “Ngày đầu tham gia trồng 2ha chè, tôi lo lắng vì thiếu lao động làm cỏ, vun xới.

Năm 2013, tôi đã tận dụng diện tích chè mới trồng chưa phát tán xen canh 2 vụ đậu tương/năm, thu nhập hơn 60 triệu đồng. Nhờ xen canh đậu tương, tôi có thêm một khoản thu nhập để trang trải gia đình và chăm sóc được chè mới trồng”.

Tính đến thời điểm này, bà con ở bản Cốc Phung đã trồng mới hơn 20ha chè. 100% diện tích chè mới trồng của bản đã được bà con trồng xen canh lạc, đậu tương. Một công đôi việc, bà con vừa có thu nhập từ đậu tương, lạc vừa chăm sóc được chè mới trồng.

Theo bà con thì ưu điểm của việc xen canh là hàng ngày chăm sóc cây ngắn ngày, nông dân có thể theo dõi tình hình phát triển của sâu, rầy hại chè, từ đó có những biện pháp phòng, trừ hiệu quả. Sau khi thu hoạch, thân, lá đậu tương, lạc phân hủy làm đất tơi xốp giúp cho cây chè phát triển tốt.

Ông Đỗ Trọng Thịnh - Cán bộ Địa chính Nông nghiệp xã Bản Bo (huyện Tam Đường) cho biết: “Trước đây, bà con xã Bản Bo đã được huyện hỗ trợ giống (lạc, đậu tương) xen canh với diện tích chè mới trồng.

Năm nay, (ngoài việc hỗ trợ giống) huyện còn hỗ trợ 100% vật tư, phân bón khuyến khích bà con xen canh hiệu quả. Mục đích của việc xen canh (lạc, đậu tương) là phương thức chăm sóc chè mới trồng.

Tuy nhiên, xã khuyến cáo bà con nên trồng xen canh các loại cây họ đậu (đậu tương, đậu đen, lạc) nhằm cải tạo đất cho cây chè phát triển…”.


Có thể bạn quan tâm

Trên 100 Hộ Được Cấp Phép Nuôi Động Vật Hoang Dã Trên 100 Hộ Được Cấp Phép Nuôi Động Vật Hoang Dã

Số lượng nuôi ước tính khoảng 700 con nhím, 1.100 con lợn rừng, 50 con dúi, 15 con hươu sao, tập trung ở xã Đồng Tâm, An Bình, thị trấn Chi Nê (Hòa Bình). Trong đó nuôi lợn rừng, nhím mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang được người dân quan tâm nhân đàn, phát triển ra diện rộng.

07/07/2013
Mô Hình Nuôi Kết Hợp Tôm Sú Với Cua Biển Cho Hiệu Quả Bền Vững Mô Hình Nuôi Kết Hợp Tôm Sú Với Cua Biển Cho Hiệu Quả Bền Vững

Năm nay là năm thứ 3, nông dân ở các xã vùng ngập mặn ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh như Trường Long Hòa, Hiệp Thạnh, Long Hữu, Long Vĩnh, Long Khánh thu được lợi nhuận cao từ mô hình kết hợp nuôi tôm sú với cua biển. Bình quân mỗi hécta kết hợp nuôi tôm sú với cua biển, nông dân có thu nhập từ 35 - 40 triệu đồng.

08/07/2013
Mô Hình Nuôi Hươu Sao Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Hươu Sao Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong những năm gần đây một số hộ nông dân trên địa bàn xã Ea Nam (huyện Ea H’leo - Đăk Lăk) đã mạnh dạn thực hiện đưa mô hình nuôi hươu sao và đã có nguồn thu nhập ổn định với hàng chục triệu đồng/năm. Tiêu biểu trong số đó có gia đình anh Đỗ Hữu Sang ở thôn 1.

08/07/2013
9 Tháng Của Năm 2013, Các Doanh Nghiệp Chế Biến Cá Tra Xuất Khẩu Ở An Giang Xuất Khẩu 128 Ngàn Tấn, Kim Ngạch Đạt 311 Triệu USD, 9 Tháng Của Năm 2013, Các Doanh Nghiệp Chế Biến Cá Tra Xuất Khẩu Ở An Giang Xuất Khẩu 128 Ngàn Tấn, Kim Ngạch Đạt 311 Triệu USD,

Ngày 15-8-2013, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định số 27 qui định về cơ chế, chính sách hỗ trợ cây giống, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, với Phương pháp xác định mức độ thiệt hại như sau:

20/10/2013
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Cá Trê Vàng Lai Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Cá Trê Vàng Lai

Mô hình nuôi cá trê vàng lai phát triển gần 2 năm ở xã Tân Phú, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đã giúp không ít hộ dân thoát nghèo và làm giàu. Mô hình này hiện đang thu hút sự quan tâm của nhiều hộ dân trong huyện. Toàn xã Tân Phú có 6 hộ nuôi với diện tích gần 10.000m2, tập trung nhiều ở ấp Tân Thuận B và ấp Tân Thuận.

09/07/2013