Nông Sản Việt Nam Vẫn Chủ Yếu Xuất Thô
Thời gian qua, nông nghiệp - ngành chủ lực của nền kinh tế vẫn chưa có một hướng đi rõ nét nhằm khẳng định vị thế trên thị trường xuất khẩu, dẫn tới việc bị “lép vé” so với các mặt hàng cùng chủng loại của nhiều nước.
Mãi miết xuất thô
Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam do mải "chạy đua" về thứ hạng xuất khẩu nên đã không chú ý đến nâng cao giá trị sản phẩm. Ngoài ra, hạn chế của các mặt hàng nông sản xuất khẩu là chủ yếu xuất thô, chất lượng hàng hóa không đồng nhất khiến cho đối tác không tin tưởng và thường xuyên ép giá.
Tổng công ty Tín Nghĩa cho biết, đã xuất khẩu khoảng 100 ngàn tấn cà phê thô/năm cho 80 quốc gia, nhưng giá cà phê luôn lệ thuộc vào các nhà đầu cơ, tổng công ty rất khó dự báo trước vì giá tăng hay giảm đều do các nhà đầu cơ khống chế. Do xuất khẩu cà phê thô nên dù có sản lượng lớn nhưng các DN trong nước đều không làm chủ được giá xuất khẩu sẽ tăng hay giảm.
Tương tự với ngành cao su, khoảng 3 năm lại đây giá liên tục giảm sâu, không ít DN lao đao vì khó tìm đầu ra. Thế nhưng, nghịch lý là các DN trong nước đang phải nhập khẩu một lượng lớn cao su từ nước ngoài về để sản xuất.
Một số lãnh đạo DN nhập khẩu cao su để sản xuất cho hay, sở dĩ có nghịch lý cao su trong nước khó xuất khẩu, còn các DN trong nước vẫn phải nhập khẩu cao su với lượng lớn là do Việt Nam hầu như chỉ xuất khẩu cao su thiên nhiên dưới dạng thô, trong khi các DN trong nước lại cần cao su tổng hợp để sản xuất.
Ngoài xuất khẩu thô, nông sản Việt còn bị thua kém các nước khác vì chất lượng sản phẩm không đồng đều. Chia sẻ về điều này, ông Trần Anh Hoàng- Giám đốc Công ty Linh Anh, một DN sản xuất các sản phẩm nông sản chế biến- cho hay, để ký được một hợp đồng xuất khẩu DN phải rất khó khăn khi chứng minh cho đối tác thấy được năng lực sản xuất, nguồn gốc xuất xứ và sản phẩm có chất lượng tốt.
Tuy nhiên, chỉ những DN lớn mới có đủ lực để làm từ A- Z (từ xây vùng nguyên liệu cho tới sản xuất chế biến), còn những đơn vị vừa và nhỏ thì chỉ có khả năng làm chế biến. Do đó, các DN nhỏ phải phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu từ nông dân, đây cũng là nguyên nhân khiến sản phẩm của Linh Anh không đồng đều cho mỗi lần xuất khẩu.
Theo ông Trần Anh Hoàng, với mỗi một sản phẩm chế biến từ trái chanh chúng tôi phải chọn mua từ rất nhiều hộ dân nhưng không phải lúc nào cũng mua được chanh có chất lượng đồng đều như nhau. Thậm chí có lúc không có chanh để mua vì nông dân đổ xô đi trồng những cây khác có lợi ích hơn… Đây cũng là nguyên nhân khiến đối tác nhập khẩu không tin tưởng vào chất lượng hàng hóa do DN cung cấp.
Cần sản phẩm có chất lượng tốt
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, chính sách kinh tế hướng vào xuất khẩu đã có nhưng vì thiếu chủ động trong hoạt động xuất khẩu nên nông sản Việt Nam luôn luôn phải phụ thuộc vào các thị trường.
Cái sai của DN hiện nay chính là tập trung quá nhanh, quá nhiều vào một số thị trường lớn. Khi thị trường nhận thấy dấu hiệu “bội thực” sản phẩm xuất khẩu nào đó thì sẽ hình thành những rào cản phi thuế quan không đáng có.
Nhiều ý kiến cho rằng, bước sang năm 2015, quan điểm xuất khẩu cũng phải thay đổi. Theo đó, thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, một sản phẩm muốn cạnh tranh được ở thị trường nước ngoài, trước hết nó có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước về chất lượng và giá cả. DN không thể có hai loại sản phẩm: sản phẩm tiêu thụ nội địa và sản phẩm xuất khẩu.
Thời gian tới, cơ hội dành cho xuất khẩu rất lớn, đặc biệt đối với thị trường xuất khẩu nông sản khi mà hàng loạt hiệp định song phương và đa phương được ký kết, lúc đó thuế quan sẽ được dỡ bỏ về mức 0 – 5%. Đây chính là cơ hội đối với hoạt động xuất khẩu Việt Nam nói chung và sản phẩm nông sản nói riêng. Tuy nhiên vấn đề cần được giải quyết đối với sản phẩm nông sản là ở chỗ sản phẩm xuất khẩu bán giá nào và có đạt chất lượng hay không?
Có thể bạn quan tâm
Chán sự gò bó, suốt ngày quanh quẩn trong nhà máy khi làm công nhân, anh Quách Thành Nguyên (32 tuổi, ngụ KP.12, xã Long Đức, H.Long Thành, Đồng Nai) quyết định khởi nghiệp với nghề nuôi bồ câu.
cà phê Robusta kỳ hạn 11/15: Giá mở cửa tại 1.563, mức thấp nhất trong phiên 1.562, bên bán và bên mua tranh chấp vùng 1565 - 1780 gần như hết phiên có giá cao nhất 1.785, áp lực bán đẩy xuống 1.562, bên mua đẩy lên đóng cửa 1.578, khối lượng giao dịch 5.820 lô.
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện tại tỉnh Bình Phước có gần 1.800ha hồ tiêu của người dân bị nhiễm bệnh vì mưa nắng bất thường, trong đó tập trung nhiều nhất ở các huyện Bù Gia Mập, Bù Đốp và Lộc Ninh.
Bắp cải đang được bày bán đầy rẫy tại các chợ ở Hà Nội, TPHCM… Tiểu thương nói đó là bắp cải trồng trong nước, được vận chuyển về từ Đà Lạt và Sa Pa bằng ô tô.
Chính phủ Indonesia quyết định tăng cường hoạt động kiểm soát thị trường gạo sau khi giá gạo nội địa tăng trong tháng qua do lo ngại sản lượng và lượng gạo lưu kho giảm.