Nông sản Việt Nam dễ bị chơi xấu
Theo ông Đỗ Hà Nam, phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), Singapore, Dubai, Trung Quốc tìm cách mua hàng hóa từ Việt Nam nhưng phần lớn giao dịch được đặt vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu trong nước theo phương thức trả chậm (20 ngày sau mới trả), hoặc thanh toán sau khi nhận hàng.
Với những điều kiện thanh toán nói trên, ông Nam cho rằng nguy cơ các doanh nghiệp trong nước sẽ bị trả lại hàng, bị đối tác tìm cách chê sản phẩm có “vấn đề”, hay cố tình đánh giá thấp chất lượng cà phê, tiêu, điều, gạo… để ép giá xuống thấp hơn giá đã mua khi lượng hàng tồn kho của các nhà đầu cơ còn quá nhiều, hoặc khi họ không bán được hàng.
“Tôi biết có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước không những đã xuất khẩu với giá rất thấp cho nhà mua hàng Trung Quốc mà còn đồng ý cả phương thức 15 ngày sau mới thanh toán tiền.
Nhưng đến khi đối tác này không chịu trả tiền, cũng không chịu trả hàng thì các doanh nghiệp của ta cũng không biết làm gì hơn vì gạo đã nằm… trong kho người ta rồi”, ông Nam thông tin.
Các doanh nghiệp trong nước có nguy cơ bị trả lại hàng khi xuất khẩu theo phương thức trả chậm.
Vicofa cũng cho biết thêm hiện đang có hàng trăm container tiêu, điều, cà phê bị trả về từ thị trường Dubai do giới đầu cơ nước này bán hàng không được nên tìm cách “đẩy về”.
Ông Nam cho rằng để tránh những trường hợp đáng tiếc nói trên, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đừng vì sốt ruột không bán được hàng mà chọn các phương thức thanh toán không theo chuẩn mực hóa quốc tế.
Vì thực tế vẫn có nhiều nhà mua hàng đồng ý chịu đặt cọc, mở L/C khi giao dịch với các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín trong nước.
Điều này cho thấy chính bản thân người mua hàng cũng có sự phân biệt đối với người bán hàng, kiểu nào họ cũng có thể giao dịch được, muốn “chợ trời” cũng có, mà muốn theo chuẩn mực quốc tế cũng có.
“Phương thức thanh toán rất quan trọng.
Cần chuẩn mực hóa phương thức thanh toán vì những khách hàng nghiêm túc thì không thể nào cạnh tranh được với những khách hàng cố tình tạo ra các phương thức, cơ chế mới.
Mà thường những phương thức không theo chuẩn mực nào thì rất nguy hiểm.
Nó làm rối loạn thị trường hàng hóa xuất khẩu của chính chúng ta.
Và chính chúng ta tự làm mất giá sản phẩm của chính mình”, ông Nam cảnh báo.
Có thể bạn quan tâm
Khai thác hải sản tại xã Bình Minh (Thăng Bình) đã có những chuyển biến vượt bậc nhờ ngư dân biết cách tiếp cận các cơ chế hỗ trợ của Nhà nước để đóng tàu lớn vươn khơi và áp dụng đa dạng ngành nghề sản xuất.
Tại buổi làm việc bàn các giải pháp thúc đẩy nuôi thủy sản ở vùng đông được UBND tỉnh tổ chức ngày 27.10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh chỉ đạo ngành thủy sản và các địa phương cơ cấu lại đối tượng nuôi mới trên các diện tích nuôi tôm thiếu hiệu quả ở vùng triều ven sông.
Trong khi những cây dược liệu quý ngày càng cạn kiệt vì bị khai thác tràn lan thì cây quế Trà My đang dần lấy lại thương hiệu và có nhiều tín hiệu lạc quan trong bảo tồn và phát triển.
Tại thôn Aró (xã Lăng), UBND huyện Tây Giang vừa tổ chức khởi công công trình khai hoang đồng ruộng, thủy lợi.
Sau khi tiến hành rà soát và đánh giá thực tế, các đơn vị liên quan vừa tham mưu UBND tỉnh phê duyệt danh sách 56 xã được chọn để phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2016 - 2020.