Các Mô Hình Thủy Sản Mang Nguồn Lợi Cho Dân
Điều kiện khí hậu của tỉnh Hà Giang rất thích hợp nuôi và phát triển nhiều loài cá. Ước tính hiện nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh khoảng 1.900ha; có nguồn nước dồi dào, nguồn thức ăn phong phú rất thuận lợi cho phát triển thuỷ sản.
Trên cơ sở đó, cùng với những mô hình từ những năm trước, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Thuỷ sản Hà Giang đã xây dựng 7 mô hình trình diễn tại 7 xã thuộc 4 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, gồm các mô hình: Nuôi thâm canh cá Quả tại phường Ngọc Hà (thành phố Hà Giang) vói số lượng 3.000 con giống; nuôi thâm canh cá Nheo tại 6 hộ tại xã Tùng Bá (Vị Xuyên) với số lượng 3.250 con cá giống; nuôi thâm canh cá Rô phi theo hướng VietGAP tại thôn Bản Bang, xã Đạo Đức (Vị Xuyên) với số lượng 15.000 con giống; nuôi ghép cá Trắm cỏ làm chính tại xã Hùng An, Bằng Lang; nuôi thâm canh cá Chim trắng tại xã Quang Minh (Bắc Quang) và ương nuôi cá hương lên cá giống tại xã Phú Linh (Vị Xuyên).
Khi thực hiện các mô hình trên, Trung tâm Thủy sản hỗ trợ tập huấn kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho cá ương nuôi. Hỗ trợ vật tư, thiết bị gồm 100% về con giống, 50% về thức ăn, vôi, thuốc hóa chất. Còn 50% thức ăn viên công nghiệp và 100% công chăm sóc, các loại phân (phân xanh...), chi khác do chủ hộ thực hiện mô hình đối ứng. Khi thu hoạch, chủ hộ thực hiện được hưởng lợi 100% kết quả của mô hình.
Trong suốt quá trình triển khai mô hình, Trung tâm đã cử cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở kết hợp với đại diện UBND xã, cán bộ khuyến nông xã kiểm tra và hướng dẫn người dân chăm sóc mô hình theo tiến độ. Tiến hành kiểm tra các yếu tố thủy lý, thủy hóa, tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng của cá trong ao nuôi.
Để có biện pháp hướng dẫn chủ hộ điều chỉnh lượng thức ăn, điều tiết các yếu tố khác cho hợp lý, kịp thời, tránh gây thiệt hại tới cá ương nuôi trong ao, cả 7 mô hình trên đã được triển khai thực hiện từ đầu tháng 4.2014 và sẽ kết thúc sau 6 và 8 tháng (theo từng mô hình).
Đến nay, qua kiểm tra tỷ lệ cá sống đạt từ 75 đến 82%, riêng mô hình ương nuôi cá hương lên cá giống tỷ lệ sống đạt 65%. Sau 4 tháng, cá phát triển khỏe mạnh, đồng đều về kích thước. Từ khi thả cá giống đến nay, hầu hết các loại cá đều đạt kích thước từ 15 – 17 cm/con.
Dựa trên tốc độ phát triển, kiểm tra thường xuyên các mô hình, Trung tâm ước tính đối với mô hình nuôi thâm canh cá Quả sau 6 tháng sẽ thu được 3,2 tấn/ha; nuôi thâm canh cá Nheo thu 3,4 tấn/ha; nuôi thâm canh cá Rô phi theo hướng VietGAP sau 8 tháng đạt 6,8 tấn/ha; nuôi ghép cá Trắm cỏ làm chính, nuôi thâm canh cá Chim trắng ước đạt 12 tấn/ha...
Đây sẽ là nguồn thu không nhỏ đối với các hộ tham gia mô hình do mức đầu tư thấp khi được Trung tâm hỗ trợ 100% cá giống, 50% thức ăn và được hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, hỗ trợ thuốc chữa bệnh cho cá...
Đến thăm ao cá gia đình ông Đặng Văn Đội tại thôn Bản Bang (1 trong 5 hộ tham gia mô hình nuôi thâm canh cá Rô phi) với diện tích hơn 1.400 m2 mặt nước, ông được Trung tâm hỗ trợ 3.000 con cá giống. Từ khi thả cá đến nay, tỷ lệ sống còn khoảng 2.700 con, đàn cá phát triển mạnh, không bị bệnh.
Với số lượng cá như trên, sau 8 tháng ước tính mỗi con đạt trọng lượng bình quân 0,3 kg, gia đình ông sẽ thu hoạch được khoảng 8 tấn cá.
Bán theo giá thị trường khoảng 40.000đ/ kg sẽ thu được 32 triệu đồng. Ông Đội cho biết, gia đình ông do có diện tích mặt nước nên trước đây đã nuôi các loại cá truyền thống như Trắm, Chép, Mè, Trôi... và thường xuyên được Trung tâm Thủy sản Hà Giang hỗ trợ về kỹ thuật; do đó đàn cá nhà ông phát triển tốt, mang lại thu nhập cao.
Ông rất phấn khởi khi được tham gia mô hình nuôi thâm canh cá Rô phi của Trung tâm và hy vọng với thu nhập từ mô hình cùng với những khoản thu khác, ông sẽ có điều kiện chăm sóc tốt hơn cho 2 con đang học đại học và sắm sửa các đồ dùng phục vụ đời sống cho gia đình.
Đến nay, các mô hình chưa kết thúc, Trung tâm đang tiến hành áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá, cho cá ăn các thuốc theo chỉ định; tăng cường công tác quản lý ao, tránh tình trạng vỡ bờ gây thất thoát cá.
Tăng cường công tác bảo vệ, nhất là gần thời điểm thu hoạch... Việc thực hiện các mô hình, bước đầu tạo việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi. Giúp người dân tiếp cận được với những tiến bộ khoa học trong sản xuất, nuôi, ương thủy sản.
Nhận thức của người dân được nâng lên khi nhận thấy nguồn lợi từ việc việc sử dụng hợp lý diện tích mặt nước, tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân, từ đó nâng cao chất lượng đời sống vật chất của từng gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Ông Trần Lâm Sinh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai cho biết, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Đồng Nai đã phát hiện ra gần 800 héc ta bắp không hạt, tập trung chủ yếu ở các huyện: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Thành và TX. Long Khánh với mức độ thiệt hại từ 30 - 60%.
Toàn tỉnh Cà Mau hiện có trên 1.200 hộ dân phát triển nghề đặt trúm truyền thống. Đây là nghề ra đời và tồn tại hàng trăm năm nay.
Ruộng đồng khô hạn kéo dài và chuột cắn lúa non trên diện rộng khiến nhiều nông dân tại miền Trung bỏ lúa trồng các loại hoa màu chịu hạn để mong có cái ăn, cái mặc. Cùng lúc, nông dân Trần Văn Cạn, thôn Nam Phù, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế có cách diệt chuột độc đáo đang được nhân rộng.
Anh Trần Quốc Việt, cư ngụ tại ấp Long Hải, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long (Bạc Liêu) là người thành công với mô hình đa canh, đa con kết hợp khép kín với quy mô diện tích gần 05 ha. Nhờ biết tận dụng diện tích đất sẵn có và vận dụng sáng tạo những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm nên anh đã thực hiện mô hình sản xuất tổng hợp: 02 vụ tôm sú kết hợp 01 vụ cua, cá rô phi; 01 vụ lúa kết hợp với tôm càng xanh; nuôi cá sấu, cá bống tượng, mỗi năm thu nhập từ 500 - 800 triệu đồng.
Gia đình anh Châu Văn Phương ở xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre có truyền thống trồng mía, nhưng mấy năm nay giá cả bấp bênh, đời sống gia đình khó khăn. Được sự tư vấn của trạm khuyến nông huyện, anh đã mạnh dạn chuyển sang trồng loại giống ớt sừng vàng châu Phi ngắn ngày cho thu nhập nhanh, giá bán cao.