Mô Hình Làm Giàu Từ Nuôi Ếch

Mấy năm gần đây, khi đời sống khá lên thì người tiêu dùng lại có xu hướng ưa chuộng các món ăn đồng quê, dân dã. Nắm bắt thị hiếu trên, nhiều hộ dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư phát triển mạnh mô hình nuôi ếch. Đi đầu phải kể đến ông Hồ Văn Bảy (xã Hưng Phú, huyện Phước Long).
Sau khi đất nước thống nhất, ông Bảy rời quân ngũ, trở về địa phương. Nhà có 10 công đất ruộng nhưng chỉ làm được 1 vụ lúa trong năm với sản lượng thấp (10 giạ/công) nên cuộc sống gia đình hết sức khó khăn.
Với bản chất người lính Cụ Hồ cần cù, chịu khó, ông không ngừng tham khảo, nghiên cứu áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ vậy, năng suất lúa không ngừng tăng lên, bình quân mỗi công đạt khoảng 45 giạ.
Năm 2003, thấy nhiều nơi nông dân khá lên từ nuôi ếch, ông Bảy liền bắt tay nghiên cứu thị trường, tham khảo kỹ thuật nuôi. Ban đầu ông chỉ nuôi thử 5 con ếch đẻ để bán con giống, không ngờ lợi nhuận thu được trên 25 triệu đồng. Từ đó, ông đẩy mạnh phát triển nuôi ếch.
Hiện tại, với 9 hầm bao bạt nuôi hơn 100 con ếch đẻ, mỗi năm, gia đình ông Bảy cung cấp cho thị trường khoảng 250.000 con ếch giống (giá 1.000 đồng/con). Từ nguồn ếch giống này, ông Bảy lãi gần 250 triệu đồng/năm. Ông Bảy chia sẻ: “Muốn nuôi ếch thành công, đòi hỏi người nuôi phải biết đặc tính sinh học của ếch.
Đồng thời phải biết cách phát hiện, phòng trị một số bệnh thường gặp của ếch. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình hoạt động của ếch, không để nguồn nước trong ao nuôi ô nhiễm, tăng cường các khoáng chất và cân đối lượng thức ăn hợp lý”.
Ngoài trồng lúa và nuôi ếch, ông Bảy còn nuôi thêm rắn ri tượng cái để bán rắn giống với giá 80.000 đồng/con. Nhờ thực hiện hiệu quả mô hình sản xuất đa con nên cuộc sống gia đình ông Bảy ngày càng khấm khá.
Là nông dân sản xuất giỏi, hội viên Hội Cựu chiến binh gương mẫu, ông Bảy luôn thể hiện tính tiên phong, gương mẫu trong mọi phong trào hành động cách mạng ở địa phương, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Giá cà phê trong nước đang ở mức hơn 43 triệu đồng/tấn, tăng trung bình hơn 100.000 đồng/tấn so với mức giá trung bình của tháng 1 và tháng 2, đã làm cho các nhà nhập khẩu cà phê của Việt Nam giảm lượng mua và chuyển hướng sang nhập khẩu ở những thị trường khác.

Nuôi tôm mang lại lợi nhuận rất cao nhưng rủi ro cũng rất lớn. Mặc dù ngành nông nghiệp đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân để kiểm soát dịch bệnh, nhưng vẫn không thể ngăn chặn được, đặc biệt là bệnh chết sớm (bệnh hoại tử gan tụy) ở tôm.

Ngày 2-4, ông Lê Hoàng Việt, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho biết, sau khi Tổ Kiểm tra gồm Chi cục Thú y tỉnh, Phòng NN&PTNT huyện và UBND xã Tân Thành tiến hành thẩm tra thực tế thì tổng diện tích thiệt hại do nghêu chết là 1.153,5 ha.

Thời gian qua, giá heo hơi tại nhiều địa phương ở TP Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tuột xuống dưới mức giá thành sản xuất, khiến nhiều hộ chăn nuôi heo bị lỗ vốn nặng. Người nuôi điêu đứng, trong khi giá thức ăn chăn nuôi và nhiều loại chi phí đầu vào phục vụ cho chăn nuôi heo tăng lũy tiến hoặc đứng ở mức cao. Bất cập kéo dài làm không ít hộ nuôi nhỏ phải bỏ chuồng, thu hẹp qui mô vì khó kiếm lời trong tình cảnh giá bán giảm, giá thành sản xuất tăng.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), đến thời điểm này, người dân trong huyện đã kết thúc 2 vụ nuôi tôm của năm 2013; sản lượng đạt 1.609 tấn, giảm hơn 200 tấn so với năm ngoái.