Nông sản, thực phẩm Nhật Bản vào Việt Nam tăng nhanh

Ngày 30-7, bên lề buổi kết nối doanh nghiệp VN và Nhật Bản trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm tổ chức tại TP.HCM, ông Yasuzumi Hirotaka, giám đốc Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM, cho biết từ năm ngoái đến nay đã có hơn 6.000 lượt doanh nhân Nhật Bản đến cơ quan này tìm hiểu thông tin về thị trường VN với mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ở đây.
Trong đó, 60% quan tâm đến ngành dịch vụ như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ bán buôn, bán lẻ, thương mại..., còn lại là ngành sản xuất, chế biến.
Tại buổi kết nối, 25 doanh nghiệp Nhật Bản đã gặp gỡ hơn 100 doanh nghiệp VN, tìm kiếm cơ hội phân phối hàng vào VN với các sản phẩm như nước ép táo, cá đông lạnh, nấm, sữa trẻ em...
Có thể bạn quan tâm

Cách đây 7 năm, nhiều người đã biết đến anh Hoàng Văn Điền ở xã Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình với cái tên gọi khác “Tỷ phú tuổi 30”.

Nhu cầu nước uống hàng ngày của lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: Giống, lứa tuổi, khẩu phần ăn, chất lượng thức ăn (hàm lượng dinh dưỡng), chủng loại thức ăn (hỗn hợp dạng viên), nhiệt độ môi trường, nhiệt độ chuồng nuôi, tình trạng sức khỏe và sinh lý của con vật, mật độ chuồng nuôi, phương thức chăn nuôi (nuôi nhốt, nuôi thả)...

Chiều 14/8, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh kết hợp với Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau chọn ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm làm điểm chỉ đạo triển khai mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm trên diện tích hơn 139 ha, với 72 hộ dân tham gia.

Là cây trồng đặc sản nổi tiếng, khoai lang Ngọc Vừng có vị thơm, ngọt đặc biệt, củ to, được du khách ưa chuộng. Trong những năm qua, dù được đầu tư phát triển thế nhưng cây trồng đặc sản này đang gặp khó khăn do đầu ra không ổn định.

Xã Viễn Sơn (Yên Bái) có diện tích trồng quế lớn nhất, nhì huyện Văn Yên. Cây quế góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp người dân vươn lên làm giàu. đồng bào Dao nơi đây coi cây quế như một sản vật truyền thống.