Sức Chứa Của Các Kho Dự Trữ Ngũ Cốc Trung Quốc Tăng Mạnh
Phát biểu tại một hội nghị vừa được tổ chức ở tỉnh Hàng Châu (Trung Quốc), Ren Zhengxiao, một quan chức cao cấp của Cơ quan quản lý ngũ cốc quốc gia, cho biết trong năm 2013, Trung Quốc có các kho dự trữ ngũ cốc với tổng sức chứa trên 300 triệu tấn.
Sức chứa của các kho dự trữ ngũ cốc tại Trung Quốc đã tăng 100 lần so với năm 1949, thời điểm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
Trung Quốc đã xây dựng một mạng lưới dự trữ ngũ cốc quốc gia dựa trên bốn trung tâm hậu cần tại các tỉnh Liêu Ninh, Quảng Đông, Thượng Hải và Chiết Giang. Ông Ren cho hay mạng lưới trên đã được nâng cấp, với 78% kho chứa được lắp đặt hệ thống thông gió và 57% được quản lý bằng máy vi tính.
Giống như các nước đang phát triển khác, Trung Quốc có chương trình tích trữ ngũ cốc riêng và đang theo đuổi mục tiêu tự cung tự cấp nhằm đảm bảo an ninh lương thực.
Năm 2013, sản lượng ngũ cốc ở Trung Quốc tăng hơn 2% so với cùng kỳ năm trước lên gần 602 tấn, đánh dấu năm tăng thứ 10 liên tiếp.
Nhập khẩu ngũ cốc của Trung Quốc trong những năm qua mặc dù tăng nhưng khối lượng không lớn. Nước này đã nhập khẩu 13 triệu tấn ngũ cốc, chiếm 2,4% lượng tiêu thụ ngũ cốc trong nước năm 2013.
Có thể bạn quan tâm
Từ đầu năm đến nay, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) thả nuôi 470ha thủy sản, đạt 70% kế hoạch. Năm nay, do cá thát lát cườm thương phẩm tăng giá từ 80.000 - 90.000 đ/kg tăng gần gấp đôi năm rồi, nên nhiều người trở lại đầu tư nuôi cá này, dẫn đến giá con giống cũng tăng theo.
Ngay từ những năm đầu của thập niên 1990, nghề NTNL đã xuất hiện và bắt đầu từ năm 2000 NTNL phát triển nhanh chóng. Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, năm 2000 diện tích NTNL toàn tỉnh chỉ đạt 2.617 ha với sản lượng 1.348 tấn, tạo việc làm cho 5.000 lao động; đến năm 2012 diện tích thả nuôi tôm toàn tỉnh đạt 5.082 ha, sản lượng đạt 11.821 tấn và tạo ra việc làm ổn định cho hơn 10.000 lao động địa phương.
Sau thời gian giá nhím con ở mức khá cao: khoảng 15 triệu đồng/cặp, thì hiện nay người chăn nuôi chỉ cần đầu tư khoảng 1,2 triệu đồng/cặp để chăn nuôi. Giá nhím giống giảm mạnh cũng kéo theo giá nhím thịt giảm từ trên 500.000 đồng xuống chỉ còn 150.000 đồng/kg.
Mùa khai thác thủy sản năm nay được xem là thất bát nặng nề nhất trong 20 năm qua. Ngư dân dù đã và đang được hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước, nhưng do biển mất mùa, chi phí đánh bắt tăng cao nên hiện tại họ đang gặp rất nhiều khó khăn. Dẫu vậy, nhiều chủ tàu vẫn tìm mọi cách huy động vốn, kể cả vay “tín dụng đen” để “đặt cược” trong những chuyến biển cuối vụ khai thác…
Người nuôi cá tra tại ĐBSCL vẫn phải tiếp tục chịu lỗ, dù diễn biến trên thị trường đang có lợi họ, đặc biệt khi nguồn cung nguyên liệu đang sụt giảm và thị trường nhập khẩu dần “ấm” lên. Viễn cảnh trên cho thấy người nuôi cá tra thật sự đã hết cơ hội với nghề này.