Nông sản, thực phẩm Nhật Bản vào Việt Nam tăng nhanh
Ngày 30-7, bên lề buổi kết nối doanh nghiệp VN và Nhật Bản trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm tổ chức tại TP.HCM, ông Yasuzumi Hirotaka, giám đốc Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM, cho biết từ năm ngoái đến nay đã có hơn 6.000 lượt doanh nhân Nhật Bản đến cơ quan này tìm hiểu thông tin về thị trường VN với mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ở đây.
Trong đó, 60% quan tâm đến ngành dịch vụ như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ bán buôn, bán lẻ, thương mại..., còn lại là ngành sản xuất, chế biến.
Tại buổi kết nối, 25 doanh nghiệp Nhật Bản đã gặp gỡ hơn 100 doanh nghiệp VN, tìm kiếm cơ hội phân phối hàng vào VN với các sản phẩm như nước ép táo, cá đông lạnh, nấm, sữa trẻ em...
Related news
Năm 2014, ngành sản xuất nông nghiệp của huyện Nam Giang tiếp tục đạt được nhiều kết quả. Diện tích gieo trồng đạt gần 6 nghìn ha; chăn nuôi tiếp tục duy trì và phát triển; tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện đạt 28,5 tỷ đồng; trồng mới 250,9 hecta rừng, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 56%...
Cách chợ vài chục mét có rất nhiều hàng quán buôn bán. Chị Hồ Thị Vân, tiểu thương ở xã Phước Chánh cho biết: “Có chợ mới, buôn bán cũng sướng, nhưng chưa có ai vào, một mình mình vào thì bán cho ai. Nhà sát mặt đường, mở hàng bán tại nhà vừa bán vừa trông nhà. Để hàng trong chợ không có ai trông coi, tôi rất sợ mất”.
Đầu vụ sản xuất đông xuân 2014-2015, vấn đề giá cả và chất lượng giống, phân bón, vật tư nông nghiệp (VTNN) đang được nông dân rất quan tâm. Vì thế khi biết tin vụ đông xuân 2014 – 2015, giá giống, phân bón, VTNN giảm; còn chất lượng thì được các đơn vị sản xuất và cung ứng cam kết đảm bảo nên bà con rất phấn khởi.
Sáng 29.11, 20 con trâu giống, mỗi con trị giá 14 triệu đồng đã được doanh nghiệp chuyên cung ứng giống vật nuôi chở về sân vận động xã Hành Tín Đông theo hợp đồng mua của Ban Giám đốc Dự án. 20 hội viên phụ nữ thuộc diện hộ nghèo đã có mặt từ rất sớm chờ đợi món quà “đầu cơ nghiệp” của Dự án trao tặng.
Do sống ở vùng sông nước, lại không có đất ruộng để sản xuất, nên cũng như nhân dân ở thôn Văn Trị, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, gia đình anh Phạm Văn Thiện đã tập trung vào mô hình nuôi cá lồng trên sông Ô Giang, và đây cũng là nghề đem lại thu nhập chính cho gia đình anh.