Công Khai, Minh Bạch Giá Thu Mua, Phương Thức Thu Mua Mía Nguyên Liệu Niên Vụ 2014 – 2015

Ngày 23 – 10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2013 – 2014, giải pháp thu mua, chế biến niên vụ 2014 – 2015 và định hướng kế hoạch sản xuất niên vụ 2015 – 2016.
Niên vụ 2013 – 2014: diện tích mía toàn tỉnh đạt 34.398,42 ha (giảm 340,58 ha so với cùng kỳ); năng suất đạt 58,1 tấn/ha (giảm 2,1 tấn/ha); sản lượng đạt 1,998 triệu tấn.
Thực tế cho thấy sản xuất mía nguyên liệu còn manh mún, bình quân diện tích mía mới đạt 0,52 ha/hộ... Việc thanh toán tiền cho người trồng mía của các công ty mía đường còn chậm, đã ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của người nông dân cho các vụ tiếp theo...
Niên vụ 2014 – 2015, diện tích mía đứng toàn tỉnh 32.000 ha, đạt 106,7% kế hoạch, giảm 3.619 ha so với cùng kỳ, năng suất ước đạt 64,1 tấn/ha, tăng 6 tấn so với cùng kỳ, sản lượng đạt 2.051.980 tấn.
Trong đó, vùng Lam Sơn 13.941 ha, năng suất 72 tấn/ha và sản lượng khoảng 1,003 triệu tấn; vùng Việt - Đài 10.137 ha, năng suất 63 tấn/ha, sản lượng 643.291 tấn; vùng Nông Cống diện tích 6.171 ha, năng suất 54,5 tấn/ha và sản lượng 336.335 tấn. Để bảo đảm kế hoạch sản xuất, Sở NN&PTNT đề nghị các doanh nghiệp ban hành và thực hiện công khai, minh bạch giá mua mía, phương thức thu mua và thanh toán nhanh, gọn.
Các doanh nghiệp mía đường chủ trì phối hợp với các địa phương và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch thu mua, thời gian thu hoạch đưa vào ép và tổ chức tốt công tác vận chuyển mía nguyên liệu trong khung thời vụ cho phép. Sở NN&PTNT đề xuất giá mua mía nguyên liệu 10 CCS niên vụ 2014 – 2015 là 900.000 đồng/tấn tại ruộng (bãi bốc xếp xe có thể ra vào được), giá mua mía nguyên liệu có chữ đường dưới 10 CCS không thấp hơn 850.000 đồng/tấn.
Các doanh nghiệp mía đường công khai giá mua mía đến tận người trồng mía, khi giá đường tăng hoặc giảm 10% thì giá thu mua mía nguyên liệu được điều chỉnh tương ứng. Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, niên vụ 2015 – 2016: diện tích mía đứng toàn tỉnh 28.500 ha, trong đó vùng Lam Sơn 13.500 ha, vùng Việt – Đài 9.800 ha và vùng Nông Cống 5.200 ha.
Để bảo đảm sản lượng phục vụ chế biến, các doanh nghiệp nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các hộ trồng mía nguyên liệu đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang, vụ đông năm nay toàn tỉnh có kế hoạch xây dựng 28 cánh đồng mẫu tại 9 huyện trên địa bàn tỉnh, tăng 15 cánh đồng so với vụ ĐX 2013-2014.

Không có mặt bằng, không nghề nghiệp, không có vốn nhưng nhờ đam mê hoa lan và mạnh dạn đầu tư đã giúp gia đình chị Lê Thị Hồng Hạnh (thôn Phú Trung, xã Vĩnh Thạnh, Nha Trang, Khánh Hòa) có được cơ ngơi khang trang, con cái đều học tập thành đạt và đã tạo được uy tín cho nhiều khách hàng.

Cây lúa là cây trồng chính của tỉnh Quảng Nam, diện tích gieo trồng vụ hè thu có khoảng 44.000 ha, trong đó khoảng trên 5.000 ha đất lúa không chủ động nước, sản xuất kém hiệu quả cần được chuyển đổi.

Trong chăn nuôi trâu bò gia trại và trang trại cần bố trí, quy hoạch đất để trồng cây thức ăn. Tùy theo quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi và các điều kiện cụ thể về đất đai mà quy hoạch khu trồng cỏ thâm canh để thu cắt hoặc khu trồng cỏ để chăn thả luân phiên hoặc cả hai.

Chiều 10-9, ông Tiết Tiến Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau, cho biết vừa tiêu hủy 120 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ nuôi vỗ trong bể ương của Trại sản xuất tôm giống Hoàng Duy (ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, Cà Mau) do ông Chu Hoàng Thái làm chủ.