Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông nghiệp xuyên biên giới vẫn ở giai đoạn đầu

Nông nghiệp xuyên biên giới vẫn ở giai đoạn đầu
Ngày đăng: 04/06/2015

Theo GS.TS Trần Đức Viên, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mekong bắt đầu từ năm 1992 gồm các nước tiểu vùng sông Mekong và Trung Quốc. Từ năm 1995 đến nay, chương trình thu được nhiều thành tựu, nhất là các nước tiểu vùng liên kết với Trung Quốc.

Ông Đặng Kim Khôi, Viện Nghiên cứu Chính sách chiến lược và PTNN- NT cho biết: Hợp đồng xuyên biên giới tại Việt Nam chủ yếu gồm 4 loại chính: Hợp đồng phi chính thức và thương mại tiểu ngạch; Hợp đồng gia công; Hợp đồng PPP; Hợp đồng trên cánh đồng mẫu lớn.

Theo các chuyên gia tại Hội thảo, vướng mắc hiện nay trong phát triển Nông nghiệp hợp đồng xuyên biên giới là cơ chế thực thi hợp đồng yếu. Tỉ lệ cao phá bỏ hợp đồng giữa nông dân và DN tại thời điểm thu hoạch khi giá sản phẩm biến động. Nguyên nhân do chi phí cho việc phá vỡ hợp đồng thấp, thiếu chế tài nghiêm khắc và dễ tìm đối tác thay thế.

Vì vậy, hệ thống chính sách của nông nghiệp hợp đồng xuyên biên giới còn khá hạn chế. Sự phát triển của các loại hình hợp đồng nông nghiệp xuyên biên giới của Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn bước đầu.


Có thể bạn quan tâm

Sản Xuất Lúa Tiết Kiệm Phân Bón Ở An Giang Sản Xuất Lúa Tiết Kiệm Phân Bón Ở An Giang

Canh tác 6 héc - ta lúa nằm trong vùng đê bao Vĩnh Thuận, ông Phan Thành Phương (ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành - An Giang) cho biết: “Từ năm 2008 đến nay, chưa xả lũ lần nào nhưng lại sản xuất liên tiếp 3 vụ lúa mỗi năm, không xả lũ lấy phù sa màu mỡ và rửa trôi các mầm bệnh còn tích trữ trong đất, nguy cơ làm phát sinh dịch hại trên lúa khó tránh khỏi. Đất nghèo dinh dưỡng nên phải bón nhiều phân hóa học mới giữ được năng suất lúa. Mỗi héc-ta lúa bón khoảng 400 - 450 kg phân các loại/vụ, còn vài năm trở lại đây phải tăng từ 500 kg phân bón/héc - ta trở lên, mặc dù đã áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, bón nhiều phân Kali để cải tạo đất lâu năm chưa phơi ải, giúp bộ rễ cây lúa phát triển, hạn chế đổ ngã, giằn phèn”.

17/04/2013
Hơn 10.100 Ha Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Ở Bạc Liêu Hơn 10.100 Ha Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Ở Bạc Liêu

Theo thống kê của ngành chức năng, tháng 3/2013, toàn tỉnh Bạc Liêu có 10.194 ha tôm nuôi bị thiệt hại. Trong đó, 269 ha tôm nuôi công nghiệp và bán công nghiệp thiệt hại trên 70% và 9.925 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến kết hợp thiệt hại từ 30 - 70%.

18/04/2013
Trồng Trọt Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Trồng Trọt Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu

Vài năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang làm cho thời tiết trở nên khắc nghiệt. Hạn hán, sâu bệnh đe dọa đến trồng trọt. Để khắc phục những bất thường của thời tiết, nông dân trong tỉnh Đồng Nai đã và đang ứng dụng kỹ thuật mới vào trong sản xuất.

12/07/2013
Ông Tuyển Và Vườn Xoài Đài Loan Ông Tuyển Và Vườn Xoài Đài Loan

Rời miền sông nước tỉnh Đồng Tháp, đến vùng đất mới thôn Đá Trắng, xã Sông Bình, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) để lập nghiệp từ năm 2010, ông Huỳnh Văn Tuyển chỉ có sự cần cù, kinh nghiệm trồng cây ăn trái cùng số vốn khiêm tốn của gia đình để gầy dựng cơ nghiệp.

12/07/2013
Các Huyện Vùng Triều Thả Nuôi 3.900 Ha Tôm Sú Vụ Xuân – Hè Ở Thanh Hóa Các Huyện Vùng Triều Thả Nuôi 3.900 Ha Tôm Sú Vụ Xuân – Hè Ở Thanh Hóa

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, từ trung tuần tháng 4-2013 đến nay, nông dân ở các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Nông Cống... đã thả 250 triệu con giống tôm sú xuống gần 3.900 ha ao nuôi.

19/04/2013