Trở Thành Tỉ Phú Từ Nuôi Tôm Hùm

Con tôm hùm nuôi ở Phú Yên đã góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về tự nhiên đầm, vịnh, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Nhiều hộ ngư dân đổi đời nhờ nuôi tôm hùm, và tiêu biểu một trong số đó phải kể đến ông Nguyễn Thành Nhơn ở thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu).
Năm 1996, ông thấy nhiều hộ trong thôn nuôi tôm hùm đạt hiệu quả cao, ông nuôi thử 11 con tôm hùm và thu được kết quả tốt. Từ đó ông đã cùng các anh em trong gia đình đầu tư vốn làm lồng, thả nuôi 800 con tôm hùm, qua 18 tháng nuôi, sau khi trừ chi phí, lời 320 triệu đồng, ông được chia 80 triệu đồng. Năm 2000, ông vay mượn thêm vốn của bạn bè nuôi 3.400 con tôm, nhưng không may bị cơn bão số 8 năm 2001 phá hủy toàn bộ, vợ chồng ông lâm vào cảnh trắng tay, ông đành chuyển sang làm thợ tiện để mưu sinh. Năm 2005 ông Nhơn tiếp tục nuôi hơn 1.000 con tôm hùm từ số vốn ít ỏi tích góp được từ làm thợ tiện và vay thêm người thân, ngân hàng. Năm 2006, ông lãi 200 triệu đồng, năm 2009 và 2010 lãi gần 3,7 tỉ đồng từ con tôm hùm, nhờ vậy ông hết nợ, xây dựng nhà khang trang và cho các con học tập ở TP Hồ Chí Minh.
Qua quá trình nuôi tôm hùm, ông Nhơn đã rút ra một số kinh nghiệm: Nên chọn vị trí nuôi ở đầm, vịnh, vũng có độ sâu từ 7 m trở lên, nên chọn mua con giống ngay tại địa phương cho đỡ tốn chi phí vận chuyển, tôm không bị sốc nước và thích nghi với điều kiện môi trường. Trong quá trình nuôi phải sử dụng thức ăn có chất lượng tốt, cho tôm ăn chủ yếu là các loại cá, giáp xác và nhuyễn thể còn tươi. Thức ăn phải được rửa sạch trước khi cho ăn, thực hiện đúng phương pháp cho tôm ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối, theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của tôm để phát hiện sớm bệnh và kịp thời điều trị.
Từ việc nuôi tôm hùm, ông Nhơn giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 12 lao động địa phương với thu nhập ổn định bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, ông còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2007, sau khi dự lớp tập huấn chăn nuôi bò sữa do Hội Nông dân xã tổ chức và tham quan các trại nuôi bò ở TP. Hồ Chí Minh, chị Mạch Thị Trường Xuân (ngụ ấp Tân Tỉnh A, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã quyết định chuyển hướng từ nuôi heo, bò thịt sang nuôi 5 con bò sữa.

Theo đó, Bộ yêu cầu các địa phương chủ động sử dụng ngân sách dự phòng phục vụ công tác phòng chống đói, rét cho vật nuôi. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi dự trữ thức ăn và kỹ thuật phòng chống rét cho gia súc. Đặc biệt, sở NN&PTNT phối hợp với các đoàn thể kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho trâu bò đến từng thôn bản và hộ gia đình.

Từ nhiều năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Thảo, thôn Phù Dực 2, xã Phù Đổng có thu nhập chính từ chăn nuôi bò sữa. Hiện tại gia đình ông đang nuôi 4 con bò, cho khai thác 50kg sữa/ngày. Ông Thảo cho biết, thời gian gần đây, trạm thu gom sữa thông báo và cắt giảm sản lượng sữa mua từ các hộ dân. Cứ 2 - 3 ngày, nhà ông Thảo lại bị "cắt" khoảng 7 - 8kg sữa. Số sữa "ế" này, gia đình ông phải quay sang làm sữa chua hay uống tươi, nhưng cũng không sử dụng hết.

Thời gian gần đây, tại huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa), một số loại cây trồng mới đã được đưa vào trồng thử nghiệm. Hiện cây macca, bơ Booth đang sinh trưởng và phát triển tốt, cây quýt đường cho hiệu quả kinh tế cao.

Tại huyện Thới Bình (Cà Mau), do giá giảm thấp khiến không ít diện tích mía sau khi thu hoạch đã được chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi khác, trong đó đang chiếm ưu thế là gừng. Sự phát triển diện tích trồng gừng ồ ạt do giá thành tăng cao đang khiến các ngành chức năng không khỏi lo ngại cho tương lai của gừng.