Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông nghiệp Bắc Quang dấu ấn một nhiệm kỳ

Nông nghiệp Bắc Quang dấu ấn một nhiệm kỳ
Ngày đăng: 29/06/2015

Minh chứng cho điều này, từ việc sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, huyện Bắc Quang đã hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh tập trung, điển hình như: Vùng trọng điểm sản xuất lúa có diện tích 2.000 ha ở các xã: Quang Minh, Bằng Hành, Việt Vinh,... cho sản lượng hàng hóa (SLHH) trung bình trên 10.000 tấn/năm, đạt giá trị sản phẩm 60 tỷ đồng; vùng sản xuất lạc hàng hoá 1.200 ha, ở các xã: Đồng Yên, Vĩnh Phúc, Đông Thành, chiếm 10% tỷ trọng giá trị SXNN của toàn huyện, với SLHH trung bình đạt trên 6.900 tấn (tương đương 140 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, huyện còn có vùng trồng chè nguyên liệu lên đến 3.300 ha, tập trung ở các xã: Hùng An, Vĩnh Hảo, Vĩnh Tuy, Tân Lập,... cho giá trị sản phẩm 115 tỷ đồng, với SLHH trung bình đạt trên 24.000 tấn; vùng trồng cam, quýt trên 1.000 ha, cho SLHH trung bình 8.000 tấn, giúp các chủ vườn thu trên 80 tỷ đồng/năm; hay 944,6 ha vùng rừng kinh tế tập trung, cung cấp nguyên liệu giấy tại các xã: Bằng Hành, Liên Hiệp, Đông Thành,... Đặc biệt, năm 2014, huyện Bắc Quang thực hiện thành công việc thí điểm “dồn điền, đổi thửa” gắn với chỉnh trang đồng ruộng tại xã Quang Minh, Vĩnh Phúc. Đây là cở sở để Bắc Quang thực hiện tích tụ ruộng đất, tiếp tục tạo thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung trong tương lai gần.

Cùng với kết quả trên, việc đầu tư thâm canh, đưa tiến bộ KHKT áp dụng vào thực tiễn được người dân đặc biệt chú trọng để tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Thực tế cho thấy, năm 2015, sản lượng lúa, lạc, chè của huyện Bắc Quang tăng lần lượt là 2,3%, 130% và 36%, so với năm 2010. Còn giá trị sản xuất bình quân/1ha đất canh tác (năm 2015) ước đạt 52,7 triệu đồng/ha (tăng 14,8 triệu đồng so với năm 2010). Đặc biệt, từ năm 2013 đến nay, nhiều hộ dân tại vùng sản xuất chè và cam trên địa bàn huyện đã áp dụng tiêu chuẩn VietGap với 569,3 ha. Điều này, không chỉ nâng giá trị sản phẩm tăng gấp 1,4 lần so với sản xuất đại trà, hướng tới nền nông nghiệp sạch và bền vững, tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

“Trong giai đoạn 2010-2015, sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa đã góp phần gia tăng giá trị kinh tế và giúp ngành Nông, lâm nghiệp giữ vai trò nền tảng đối với sự phát triển KT-XH của huyện, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, đạt 7,5%/năm”, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Bắc Quang, Phạm Xuân Tình cho biết.

Liên kết “4 nhà”, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Trước thực tế nông nghiệp dần trở thành vùng SXHH tập trung; nhiệm kỳ qua, huyện Bắc Quang đã chủ động tạo mối liên kết gắn bó giữa: Nhà nông - Nhà nước - Doanh nghiệp - Nhà khoa học để mở rộng thị trường, hình thành chuỗi sản phẩm có giá trị, từ khâu trồng, chăm sóc đến thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, mang đến những sản phẩm sạch, có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng và tăng thu nhập cho người sản xuất. Theo đó, nhiều năm trở lại đây, huyện Bắc Quang đều tổ chức Hội thi sản phẩm cam sành.

Nhằm tuyên truyền sâu rộng về giá trị, chất lượng, kết hợp giới thiệu, xúc tiến thương mại cho sản phẩm cam, quýt trên địa bàn. Thông qua Hội thi, năm 2014, cam sành Bắc Quang đã có khởi điểm tích cực khi trên 10 tấn cam được tiêu thụ tại thị trường “khó tính” như hệ thống các Siêu thị Fivimart và Sàn giao dịch Rau, hoa quả và thực phẩm an toàn tại Hà Nội – Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang, Phạm Hồng Tuyên chia sẻ.

Cùng với hoạt động trên, tiêu biểu cho mối liên kết “4 nhà” chính là việc Công ty TNHH Trà Hoàng Long (Hà Nội) trực tiếp ký hợp đồng thu mua toàn bộ sản phẩm chè búp tươi (ổn định theo giá thị trường) với các hộ dân trồng chè tại thị trấn Vĩnh Tuy và 2 xã Hùng An, Vĩnh Hảo. Đặc biệt, Công ty còn tạm ứng trước phân bón NPK đảm bảo chất lượng theo giá mua tại nhà máy sản xuất; cung cấp miễn phí thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học cho từng hộ, theo diện tích chè đã ký hợp đồng và hướng dẫn họ kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái chè theo tiêu chuẩn VietGAP.

Cùng với đó, huyện còn liên kết với Công ty TNHH Sản phẩm công nghệ cao (Hà Nội) để người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ mối liên kết này, Công ty có hướng mở từ 1-2 đại lý, cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện và cung ứng sản phẩm cho nông hộ theo nguyên tắc trả chậm: Công ty ứng trước sản phẩm, hộ dân trả lại kinh phí cho Công ty sau khi thu hoạch, bán sản phẩm. Thêm vào đó, các hộ nông dân còn được doanh nghiệp hướng dẫn kỹ thuật theo nguyên tắc “4 đúng”: Đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc, đúng cách. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp của huyện...

Điều đặc biệt, từ những kết quả đạt được như trên, trong tổng số 5 nhiệm vụ trọng tâm của huyện Bắc Quang tại nhiệm kỳ mới, có tới 2 nhiệm vụ dành cho lĩnh vực SXNN. Điều này một lần nữa minh chứng vai trò quan trọng của SXNN, góp phần xây dựng Bắc Quang trở thành một trong những huyện phát triển nhất của tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Vào Mùa Cải Tạo Vuông Tôm Vào Mùa Cải Tạo Vuông Tôm

Mùa cải tạo đầm - vuông tôm năm 2012, nhân dân trong huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã thực hiện theo sự hướng dẫn của Phòng NN&PTNT huyện Đầm Dơi. Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn gần 200 hộ vi phạm: cải tạo ao, đầm bằng cơ giới; trong đó các xã, thị trấn đã cảnh cáo, nhắc nhở 85 trường hợp, ra quyết định xử phạt hành chính trên 100 trường hợp.

13/09/2013
Phát Triển Mô Hình Ương Nuôi Tôm Trong Nhà Vèo Phát Triển Mô Hình Ương Nuôi Tôm Trong Nhà Vèo

Trong những năm gần đây, người nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) bị thiệt hại do dịch bệnh, do nguồn nước mặn cung cấp cho ao nuôi trong mùa mưa liên tục bị thiếu hụt. Để cải thiện tình hình này, nhiều hộ nông dân trong huyện áp dụng phương pháp ương nuôi tôm trong nhà vèo và thu được kết quả khả quan.

13/09/2013
Khởi Nghiệp Từ Nuôi Chim Trĩ Khởi Nghiệp Từ Nuôi Chim Trĩ

Từng làm việc trong một doanh nghiệp ngành Than với mức lương ổn định trên 7 triệu đồng/tháng thế nhưng Đinh Hữu Hiền (khu 6, phường Bắc Sơn, TP Uông Bí, Quảng Ninh) đã quyết định nghỉ việc để về nhà nuôi gà. Anh Hiền tâm sự: Thời điểm cách đây 5 năm, 7 triệu cũng là to, với mức thu nhập ấy nhiều người muốn xin vào làm.

13/09/2013
Chuyển Khu Nuôi Tôm DN Bỏ Hoang Gần 10 Năm Cho Dân Chuyển Khu Nuôi Tôm DN Bỏ Hoang Gần 10 Năm Cho Dân

Với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Quảng Bình đang đi những bước cuối cùng chuyển toàn bộ khu nuôi tôm công nghiệp 120ha của Công ty Sông Gianh cho người dân xã Phú Trạch sản xuất trong tháng 9, chấm dứt việc bỏ hoang gần 10 năm nay.

14/09/2013
Mô Hình Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản Hiệu Quả

Với quy mô kinh tế gia đình, nông dân nhiều địa phương ở An Giang đã tổ chức nuôi trồng và chế biến thủy sản theo hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư đồng vốn trong điều kiện có được, tận dụng ngày công lao động… tạo ra nguồn thu nhập đáng kể, vừa giúp ích việc làm cho số đông hộ nghèo ở xóm, ấp, vừa có khả năng nhân rộng trên địa bàn dân cư và phát triển mạnh ở nông thôn.

14/09/2013